Category Archives: USD/JPY

Đồng USD tăng do củng cố khả năng cục dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất

Đồng USD tăng ngày thứ 6 liên tiếp sau khi một báo cáo cho thấy kinh tế đã tăng trưởng nhanh hơn so với ước tính trước đó, củng cố khả năng cục dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất.
• Tỉ giá đồng Yên so với USD giảm xuống gần mức thấp nhất trong 6 năm, do dự đoán chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành các cải cách để có thể dùng 1,2 nghìn tỉ USD quỹ hưu trí quốc gia mua các tài sản ở nước ngoài.
• Euro giảm xuống mức thấp trong 22 tháng, rúp của Nga rớt giá.
• Lợi tức trái phiếu tăng lên, đánh bóng sự hấp dẫn của các tài sản bằng đồng USD.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot, theo dõi đồng bạc xanh so với 10 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,4% lên mức 1.067,29 lúc 5 giờ chiều theo giờ New York, mức đóng cửa cao nhất trong 4 năm qua. Nó đã tăng 6 tuần liên tiếp, giai đoạn tăng lâu nhất kể từ tháng 11 năm 2012. Cụ thể, chỉ số này đã tăng 3,7 % trong tháng 9 và 6,4 % trong quý này.
Tiền tệ của Nhật Bản mất giá 0,5 % xuống còn 109,29 JPY/USD sau khi chạm mức 109,46 vào ngày 19 tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đồng đô la tăng 0,5 % lên mức 1,2684 USD/EUR và đạt 1,2677, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2012. Đồng yên hầu như giao dịch cố định ở mức 138,63 JPY/EUR.
Đôla Mỹ
Theo số liệu do Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai tại Washinton cung cấp, các quỹ đầu cơ và nhà đầu cơ lớn suy đoán giá USD sẽ tiếp tục tăng trong tương lai đã tăng đặt cược vào đồng đô la so với 8 đồng tiền chủ chốt khác, cụ thể số hợp đồng đã tăng từ 185.458 trong tuần trước lên 238.056, mức cao nhất trong 8 tháng.
Giá tiền tệ trên thị trường mới nổi giảm. Đồng peso của Mexico mất 0,5 % và forint của Hungary giảm 0,7 %.
Đồng bạc xanh tăng trong bối cảnh có thông tin Bill Gross rời khỏi Công ty Quản lý đầu tư Thái Bình Dương. Trái phiếu loại 10 năm tăng 5 điểm cơ bản, tương đương 0,05 %, lên mức 2,55%.  Theo Janus, Gross, 70 tuổi, người đồng sáng lập Pimco vào năm 1971, sẽ tham gia vào Capital Group Inc.
Đồng rúp, Yên
Đồng rúp suy yếu đến mức kỷ lục so với USD khi các công tố viên Nga đã đệ đơn kiện để lấy lại quyền sở hữu nhà nước đối với OAO Bashneft, nhà sản xuất dầu đang được điều hành bởi AFK Sistema do Vladimir Evtushenkov đứng đầu. Chủ sở hữu của Sistema đã bị quản thúc tại gia hồi tuần trước về tội rửa tiền. Đồng tiền này giảm so với tất cả 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,8 % xuống còn 39,1920 RUB/USD.
Đồng yên đã giảm 4,8 % so với USD trong tháng 9, mức thấp kỉ lục kể từ tháng 1 năm 2013.
Đồng tiền của Nhật Bản giảm sau khi Yasuhisa Shiozaki, Bộ trưởng Bộ Y tế, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ, cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng Bộ không có ý định trì hoãn việc cải cách luật pháp để cải thiện việc quản trị quỹ.

Đầu tư mạo hiểm hơn
Pháp luật là một phần trong chương trình cải cách của chính phủ đối với quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, trong đó bao gồm một sự xem xét phân bổ tài sản bằng cách mua các khoản đầu tư rủi ro cao hơn, bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài. “Điều này chắc chắn sẽ tác động tới giá đồng Yên”, Simon Derrick, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Bank of New York Mellon Corp ở London cho biết.
Ngân hàng Nhật Bản đã cam kết duy trì gói kích thích kinh tế chưa từng có để thúc đẩy tăng trưởng.Cụ thể, trong vòng 1 năm, ngân hàng này đã bỏ ra 60 nghìn tỉ Yên (tương đương 553 tỉ đôla Mỹ) đến 70 nghìn tỉ Yên nhằm mục đích nâng tỉ lệ lạm phát lạm phát lên mức 2% một năm.

Kinh tế Hoa Kỳ
Theo số liệu do Bộ Thương mại cung cấp ngày hôm qua, GDP của Mỹ tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 4,6 % trong quý II, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ ba tháng cuối năm 2011, tăng so với ước tính trước đó là 4,2 %.
Đồng đô la tăng 3,9 % trong tháng qua so với 9 đồng tiền của các quốc gia phát triển còn lại được theo dõi bởi Bloomberg Correlation-Weighted Indexes và hiện đang có biểu hiện tốt nhất. Euro giảm 0.3 %, và Yên giảm 1,6 %.
FED đang cân nhắc khi nào nên tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng euro dùng các gói kích thích tiền tệ để thúc đẩy tốc độ sụt giảm của nền kinh tế.
“Các xu hướng tăng mạnh mẽ của đô la đang trên đà tiếp diễn”, Kazuo Shirai, một thương nhân tại Union Bank NA ở Los Angeles cho biết. “Fed đang chuẩn bị kết thúc nới lỏng tiền tệ trong tháng 10 và có khả năng tăng lãi suất vào giữa năm tới theo kế hoạch, trong khi đó tình hình ở các quốc gia khác vẫn chưa có thêm cải thiện gì đáng kể,” Shirai nói, đề cập đến chương trình ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ hay còn được gọi là nới lỏng định lượng.

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

Đôla Mỹ tăng lên mức cao trong 4 năm, đồng Yên tăng

Đồng USD tăng lên mức cao trong bốn năm sau khi Goldman Sachs Group Inc, Morgan Stanley và Bank of America dự báo khả năng đôla vẫn sẽ tăng hơn nữa trong bối cảnh FED sẽ thực hiện nâng lãi suất trước các cơ quan đồng cấp khác.

  • Đồng Yên tăng giá so với 31 đồng tiền chủ chốt sau khi Bộ trưởng Y tế của Nhật Bản đưa ra tín hiệu sẽ không có sự vội vàng nào trong việc cải cách công quỹ lương hưu, nhằm tập trung đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài.
  • Tỉ giá của đồng bạc xanh so với Euro đạt cao nhất kể từ tháng 11 năm 2012 trước thông tin các số liệu được công bố ngày mai sẽ cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng.
  • Đồng đôla New Zealand giảm xuống mức thấp trong một năm sau khi ngân hàng trung ương đưa ra tín hiệu sẽ thực hiện những biện pháp can thiệp cần thiết.

“ Phân kỳ ngân hàng trung ương có lẽ là một trong những yếu tố chính hỗ trợ cho sự phục hồi của đồng đô la “, Lennon Sweeting, đại lí môi giới và dịch vụ thanh toán USForex Inc có trụ sở đặt tại San Francisco, cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại. “Phân kỳ sẽ trở nên  lớn hơn khi một bên là châu Âu cố gắng để có một lập trường hài hòa hơn và thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và bên kia kinh tế Mỹ đang tăng trưởng theo chiều hướng đi lên.”

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot , theo dõi đồng tiền Mỹ so với 10 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,3 % lên mức 1.062,60 lúc 2:48 chiều theo giờ New York, đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6 năm 2010. Đồng tiền này đã tăng 5,9 % kể từ ngày 30 tháng 6.

Đồng Yên tăng 0.3 % lên mức 108,69 JPY/USD sau khi để mất 0,3 % trước đó và chạm ngưỡng 109,37. Vào ngày 19 tháng 9, đồng tiền của Nhật Bản đã ở mức 109,46, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đôla Mỹ tăng 0.3 % lên mức  1,2748 USD/GBP và cuối cùng đã đạt 1,2697, mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Euro giảm 0,6 % xuống còn 138,57 Yên.

 Biến động gia tăng

Chỉ số về giá cả tiền tệ-thị trường biến động tăng lên trong ngày thứ tư, đây là sự tăng lên kéo dài nhất kể từ tháng 7. Chỉ số biến động toàn cầu FX của JPMorgan Chase & Co đã tăng lên mức 7,70 %. Mức trung bình trong năm nay là 6,89 %.

Chỉ số hàng hóa  Bloomberg của 22 loại nguyên liệu thô giảm 0,4%, xuống gần mức thấp nhất kể từ năm 2009. Vàng chạm mức 1.207,04 một ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 1 sau khi giá đồng đôla tăng đã khiến các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào đôla. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1,4%.

Nhật Bản đang tiến hành cải cách Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ (GPIF), quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, nhằm làm cho quỹ này tăng tính cạnh tranh hơn. GPIF đã đầu tư khoảng 55 % của 126,6 nghìn tỉ Yên (tương đương 1,2 nghìn tỷ USD) vào trái phiếu Nhật Bản kể từ tháng 3. Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách đẩy lợi nhuận lên cao hơn bằng cách dùng quỹ này mua các tài sản có độ rủi ro cao. Theo  Mark McCormick, một chiến lược gia về ngoại hối Credit Agricole SA , New York: “Đây rõ ràng là một sự phát triển tích cực đối với đồng Yên.”

Trong khi đó, Real của Brazil giảm 1,7 % xuống còn 2,4254 BRL/USD sau khi các cuộc thăm dò gần đây về cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 10 cho thấy đa số đang dành sự ủng hộ cho Tổng thống Dilma Rousseff.

Đôla New Zealand là đồng tiền giảm nhiều nhất trong số 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,9 % xuống còn 79,22 cent Mỹ. Đồng tiền này đã từng chạm mức 79,13 cent, mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 9 năm 2013.

Đôla New Zealand

Kiwi, đồng tiền được đặt tên theo hình ảnh của con chim đang bay trên đồng xu 1 đôla New Zealand, đã giảm 4,8% trong 3 tháng qua, và trở thành đồng tiền có hiệu suất tồi tệ nhất trong rổ 10 đồng tiền phát triển quốc gia theo dõi bởi chỉ số Bloomberg Correlation -Weighted. Thống đốc ngân hàng dự trữ New Zealand đã gọi đây là cấp độ “phi lí”, và điều này là một trong những tiêu chí để ngân hàng trung ương tiến hành các biện pháp can thiệp.

Tỉ giá Sterling so với USD giảm sau khi Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cho biết khả năng tăng lãi suất đã trở nên “cân bằng hơn.” Phát biểu tại một cuộc họp của các chuyên gia tính toán ở Newport, xứ Wales, Carney chỉ ra rằng thời gian của đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ phụ thuộc vào các số liệu và BOE sẽ không tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp nào trước đó. Tuy nhiên, theo Jane Foley, một nhà chiến lược tiền tệ tại Rabobank International ở London  thì: “Carney chắc chắn sẽ chuẩn bị nền tảng cho đợt tăng lãi suất đầu tiên.”

Đồng bảng Anh giao dịch ở mức 1,6311 GBP/USD, giảm 0,2 %, sau khi đã giảm 0,4 % trước đó.

Nhu cầu đối với đôla tăng

Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi Goldman Sachs và Bank of American nhấn mạnh đã xuất hiện sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và châu Âu. Theo Morgan Stanley, những dữ liệu kinh tế tích cực và kỳ vọng tăng lợi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ cũng là nguyên nhân góp phần vào hiện tượng tăng giá này.

“Nhu cầu đối với đồng USD đang gia tăng”, Richard Cochinos, chiến lược gia G10 của Citigroup tại New York cho biết. “Trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về vấn đề tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lại đang tiếp tục thể hiện những dấu hiệu của sự ổn định.”

Dự báo báo cáo của chính phủ vào ngày mai sẽ cho thấy GDP của Mỹ tăng trưởng 4,6 % trong quý II, cao hơn ước tính trước đó được đưa ra vào ngày 28 tháng 8 là 4,2%.

Theo dữ liệu của Bloomberg , 74% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản vào tháng 9 năm 2015.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, và Draghi cho biết các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng tiếp tục sử dụng các công cụ khác nếu cần thiết.

Link: http://www.bloomberg.com/news/2014-09-24/euro-trades-near-14-month-low-before-draghi-speaks-aussie-drops.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Đồng USD có thể sẽ tiếp tục tăng dài hạn

  • Giá đồng đô la Mỹ đã bắt đầu tăng cao hơn kể từ tháng 7.
  •  Các phân tích kĩ thuật thể hiện khả năng cao giá sẽ tăng trong dài hạn.

Chỉ số USD là cơ sở cho nhiều dự báo về sự tăng giảm trong giá của đồng đô la Mỹ. Thực chất, chỉ số này đo sự biến động của đồng đôla so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ chính, mỗi đồng tiền trong rổ tiền tệ này kết hợp với USD thành một cặp. Đồng euro chiếm hơn một nửa trọng lượng của rổ.

Một biểu đồ dài hạn cho thấy sự hội tụ của những đường kháng cự tại khu vực 84,75 (xem biểu đồ 1). Sau khi tăng từ khoảng 80,00 (làm tròn số), trong vòng chưa đầy ba tháng, chỉ số USD đã dừng lại ngay dưới mức trần trong tháng này. Và cuối cùng, vào thứ tư, chỉ số này đã có một cú bứt phá, giao dịch trên 85,00 lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Biểu đồ 1

Xu hướng tiền tệ có khuynh hướng tồn tại trong một thời gian dài và thường được tính bằng năm. Rõ ràng, có thể thấy từ biểu đồ, trong vòng 2 năm qua, đồng đô la không biến động theo một xu hướng chính nào. Thậm chí ngay cả khi thị trường lên và xuống theo chu kỳ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn không có xu hướng chính nào nổi lên. Tuy nhiên, vẫn có thể dễ dàng nhận ra cũng có những xu hướng kéo dài trong khoảng một thập kỷ.

Chỉ số USD đã rơi vào vùng quá mua (overbought), có nghĩa là nó đã tăng quá nhanh và ít khả năng sẽ duy trì tốc độ hiện tại. Điều này không có nghĩa sẽ xuất hiện biến động quay đầu lại ngay nhưng khả năng những người mua đôla gặp rủi ro có thể sẽ tăng lên.

Cho dù trong ngắn hạn xuất hiện hiện tượng pullback kĩ thuật hoặc hiện tượng tạm ngừng hay cả 2 hiện tượng này đều không xuất hiện, chúng ta vẫn có thể dự đoán được hoàn toàn có khả năng chỉ số USD sẽ tăng lên dựa trên những hình mẫu kĩ thuật của nó.

Có thể thấy từ biểu đồ euro (Biểu đồ 2), sự trượt dốc của CurrencyShares Euro Trust (mã chứng khoán: FXE) trong nhiều tháng nay là rất rõ ràng khi chỉ được hỗ trợ ở mức thấp chủ yếu trong khu vực 119$ (ETF được giao dịch ở  mức 126 $ vào thứ tư).

Biểu đồ 2

Xu hướng giảm trong dài hạn của đồng đô la Canada và  đô la Úc  được thể hiện rất rõ ràng. Sự giảm giá của đồng bảng Anh một phần là do cuộc bỏ phiếu quyết định sự độc lập của Scotland trong tuần trước, nhưng biểu đồ dài hạn lại cho thấy một sự thất bại tại điểm breakout kể từ tháng 8. Đây chính là mốc đánh dấu sự giảm giá của đồng bảng Anh và sự tăng giá của đôla Mỹ.

Đồng yên Nhật Bản, chiếm dưới  14% trọng lượng chỉ số USD. Kể từ khi chạm đỉnh vào năm 2011, niềm tin vào đồng Yên bắt đầu giảm hơn 30% và đồng Yên chính thức trở thành đồng tiền yếu nhất trong rổ các đồng tiền chính.

Các đồng tiền khác cũng không ở trong tình trạng khả quan hơn. Đơn cử như đồng Real của Brazil đã liên tục giảm trong nhiều tháng gần đây. Đồng peso Mexico ít biến động và ở mức tốt nhất trong hai năm qua. Rupee của Ấn Độ cũng đã có chiều hướng ổn định sau khi giảm từ mức đỉnh năm 2011.

Link: http://online.barrons.com/news/articles/SB52784017629588234037504580174130072418738?mod=BOL_hp_popview

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Lịch Sử Chính Sách Tỷ Giá

History%20polic%20rates

Link: http://www.zerohedge.com/sites/default/files/images/user5/imageroot/2014/09/History%20polic%20rates.jpg

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

#Cuộc họp FOMC ngày hôm qua

FOMC không thay đổi quan điểm về lãi suất (duy trì ở mức gần bằng 0), nhưng dự báo sẽ tăng dự trữ bắt buộc:

– Fed tiếp tục giữ cụm từ “considerable time” về việc tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp cận 0, lời của bà Yellen không quá nghiêng về (Hawkish – phe diều hâu bao gồm những quan chức ủng hộ thắt chặt tiền tệ)

– Thị trường tập trung vào dự báo về dữ trữ bắt buộc: dự báo trung bình cho năm 2015 tăng 25 bps (bps- Điểm chuẩn), 2016 tăng 38 bps. 

– Bà Yellen cũng chấp nhận nỗ lực của ECB làm tăng lạm phát, điều này sẽ làm suy yếu EUR.

USD tăng giá so với tất cả các đồng tiền chúng tôi theo dõi

ECB bắt đầu đưa ra mục tiêu về hoạt động tái cấp vốn dài hạn lần đầu tiên trong ngày hôm nay (Viết tắt là LTRO – Hoạt động tái cấp vốn dài hạn của Ngân hàng Trung ương châu Âu là một quá trình mà ECB cung cấp tài chính cho các ngân hàng khu vực đồng Euro):

– Các ngân hàng có tiếp cận nguồn vốn rẻ lên đến 400 tỉ EUR

Không có khả năng sẽ có một tác động lớn ngay lập tức lên đồng EUR

Scotland trưng cầu dân ý ngày hôm nay!

– Tất cả các cuộc thăm dò cho thấy nhóm nói “không” đang giành phần thắng, đa số đều thiên về việc giành chiến thắng từ nhóm bỏ phiếu “Không” chia tách.

– Cuộc bỏ phiếu sẽ kết thúc vào lúc 22:00 giờ địa phương, kết quả của cuộc bỏ phiếu sẽ được cập nhật ngày mai.

– Thị trường đang cược vào khả năng “không” – kỳ vọng một sự tăng  trở lại của đồng GBP nhưng không thực sự lớn. Nếu trường hợp phe “Có” giành chiến thắng, đó sẽ là một cú sốc rất lớn cho thị trường!

-Tin tổng hợp-

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

USD Kiểm tra dự đoán về quyết định của FOMC

Sự kiện quan trọng nhất trong tuần chuẩn bị diễn ra. Cuộc họp chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ mang ý nghĩa rất quan trọng, không phải chỉ là một biến động chóng vánh từ đồng Đôla Mỹ. Với những nền tảng cơ bản của thị trường đã được xây dựng dựa trên trong vài năm qua – tham gia thấp, đòn bẩy quá mức và sự phụ thuộc vào điều kiện biến động thấp – tác động của sự kiện này có thể ảnh hưởng tới hệ thống tài chính. Tuy nhiên, đối với những người tìm kiếm sự biến động về giá nhanh chóng của thị trường với các quyết định từ Ngân hàng Trung Ương và các dự báo đang được đưa ra từ các nhà đầu tư kinh nghiệm, có 3 chuẩn để quan sát sự kiện này: đồng đô la Mỹ, S&P 500 và Lãi Suất kho bạc Mỹ.

Trước khi chúng ta có thể đánh giá đầy đủ ảnh hưởng cuộc họp chính sách này có thể ảnh hưởng tới hệ thống tài chính bằng biến động trong ngắn hạn và phát triển thành xu hướng dài hạn, trước tiên chúng ta phải hiểu lý do tại sao nó lại quan trọng . Đây không phải là một cuộc họp FOMC như thường lệ. Đặc biệt khi ngân hàng Trung Ương sẽ gần như chắc chắn duy trì chính sách “Thắt chặt” (giảm QE3 hàng tháng) lần thứ hai cũng là lần cuối cùng, có quá nhiều thứ quan trọng trong cuộc họp lần này. Vì đây là một trong những cuộc họp hàng quý, họ cũng sẽ đưa ra báo cáo cập nhật của mình về việc làm, lạm phát và lãi suất. Chúng ta cũng chờ đợi một cuộc họp báo từ Chủ tịch Janet Yellen. Các thông tin này rất quan trọng khi kỳ vọng ngày càng tăng từ các nhà đầu cơ và thậm chí cả ngân hàng Trung Ương bản thân cũng đang cố gắng định hình. Trong khi đồng đô la đã tăng đáng kinh ngạc 9 tuần liên tiếp – dài nhất trong vòng 50 năm. Chúng ta đã thấy các thành viên FOMC và Fed tài trợ cho nghiên cứu liên quan đến vấn đền này, để thấy mức quan trọng của nó. Nhiều người tin rằng đã đến lúc kết thúc khoảng ‘thời gian hợp lý” đối với tỷ giá, tuy nhiên nó vẫn có thể tiếp tục lâu hơn.

Tin tổng hợp, Link: http://finance.yahoo.com/news/dollar-checks-back-anticipation-fomc-033100014.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

#USD/JPY: Giám đốc BOJ Kuroda cho biết việc bình ổn giá đồng Yên quan trọng đối với khu vục kinh doanh của Nhật

OSAKA, Nhật Bản, ngày 16 tháng 9 (Reuters) – Giám đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản  Haruhiko Kuroda cho biết việc bình ổn giá đồng Yên là rất quan trọng đối với khu vục kinh doanh của quốc gia, một số công ty đang phàn nàn về chi phí nhập khẩu tăng sau khi đồng Yên giảm mạnh đã bắt đầu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Nhưng ông đã nhấn mạnh rằng sự đảo chiều “quá mức” để đồng Yên mạnh lên trong quá khứ đã khiến một số công ty Nhật Bản thúc đẩy đầu tư trong nước thay vì dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài, điều này cho thấy rằng ông vẫn yên tâm khi đồng Yên suy yếu như một xu hướng tất yếu.

Kuroda cũng bác bỏ quan điểm cho rằng sự sụt giảm gần đây của đồng Yên so với đồng USD diễn ra quá nhanh chóng, ông nói rằng với tốc độ đồng Yên giảm hiện tại hoàn toàn không có vấn đề gì.

“Tôi đồng ý rằng từ góc độ kinh doanh, ổn định tỷ giá hối đoái là cực kỳ quan trọng”, Kuroda cho biết trong một cuộc họp với lãnh đạo doanh nghiệp ở Osaka, miền tây Nhật Bản, hôm thứ Ba.

Kuroda cho biết rất khó để kiểm soát mức độ đồng Yên chỉ với chính sách của Nhật Bản vì tỷ giá tiền tệ có thể di chuyển vào các yếu tố khác nhau, chẳng hạn như phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á.

“Tuy nhiên, sự phối hợp giữa chính phủ và ngân hàng trung ương Nhật rất vững chắc. Từ quan điểm này, chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đảm bảo ổn định tiền tệ,” ông nói.

Tại một cuộc họp báo sau cuộc họp, Kuroda nói đồng Yên gần đây giảm so với đồng USD là tự nhiên do sự phục hồi mạnh mẽ từ Mỹ, cho phép Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ có thể giảm dần việc mua tài sản khổng lồ của mình trong khi Ngân hàng Trung Ương Nhật giữ chính sách siêu lỏng lẻo.

“Tôi không thấy bất kỳ vấn đề cụ thể nào với biến động tỷ giá hối đoái mà ảnh hưởng đến hiện trạng nền kinh tế hiện nay và các điều kiện tài chính”, Kuroda nói.

Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong sáu năm so với đồng Yên hồi đầu tháng này với kỳ vọng rằng Fed có thể tăng lãi suất của Mỹ nhanh hơn do vậy thị trường đã phản ánh vào giá.

Một đồng Yên yếu được xem như một lợi thế cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, bao gồm cả những công ty có trụ sở tại Osaka như tập đoàn điện tử khổng lồ Panasonic Corp, lợi thế của họ là giá hàng hóa của họ đã trở nên thấp hơn và hấp dẫn hơn tại các thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đã khởi sắc mặc dù đồng Yên yếu, thất vọng từ hoạch định chính sách với những người đã hy vọng tăng xuất khẩu ra nước ngoài sẽ hỗ trợ phục hồi nền kinh tế đang mong manh này và giúp bù đắp tác động của sự sụt giảm trong nhu cầu trong nước sau khi tăng thuế bán hàng trong tháng Tư.

Một số nhà lập pháp và các nhà phân tích thị trường băn khoăn hơn nữa khi đồng Yên giảm có thể tạo ra nhiều hại hơn là lợi ích nó mang lại như việc tăng chi phí nhiên liệu và nguyên liệu nhập khẩu cho các công ty Nhật Bản.

Thống Đốc vẫn lạc quan

Kuroda khẳng định lại quan điểm lạc quan của nền kinh tế, nói rằng nó sẽ tiếp tục phục hồi bởi ảnh hưởng từ việc tăng thuế tiêu dùng tháng 4 dần dần lắng xuống.

Trong khi thừa nhận rằng nhu cầu từ nước ngoài đã yếu và lo ngại một số rủi ro địa chính trị, ông nói việc củng cố tiêu dùng trong dân và doanh nghiệp sẽ làm củng cố sự phục hồi của Nhật Bản.

Về chính sách tiền tệ, Kuroda nhấn mạnh sự sẵn sàng của BOJ mở rộng kích thích kinh tế hơn nữa “không ngần ngại” các rủi ro phải đối mặt để đạt được mục tiêu về giá đồng Yên của ngân hàng.

“Nền kinh tế của Nhật Bản đang trên đường cho thấy rằng mục tiêu ổn định giá 2% sẽ đạt được như mong đợi”, ông nói trong bài phát biểu với các lãnh đạo doanh nghiệp tại Osaka.

“Chúng ta mới chỉ đi được nửa đường, tuy nhiên, và Ngân hàng sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng và định tính (QQE), nhằm đạt được mục tiêu lạm phát 2%, miễn là nó là cần thiết cho việc duy trì mục tiêu một cách ổn định” , ông nói.

Ngân hàng Trung Ương Nhật (BOJ) đã duy trì chính sách tiền tệ kể từ khi triển khai kích thích kinh tế vào tháng 4 năm ngoái, khi cam kết tăng gấp đôi “tiền cơ sở – base money” ( để phát sinh ra các mức cung ứng tiền tệ khác) thông qua việc mua tài sản để đạt được mục tiêu lạm phát 2% trong khoảng hai năm.

Link: http://finance.yahoo.com/news/bojs-kuroda-says-stable-yen-073951497.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, USD/JPY

#USD/JPY: Các nhà đầu tư Nhật giúp kéo đồng Yên xuống sâu hơn

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda trả lời phỏng vấn giới truyền thông sau cuộc gặp với Thủ tướng Shinzo Abe hôm thứ Năm. Reuters

Các quỹ của Nhật Bản đang gấp rút đầu tư ra nước ngoài, nơi các đống tiền có lãi suất cao hơn, giúp đưa đồng Yên tiến tới mức thấp nhất trong vòng 6 năm với đồng đô la Mỹ.

Trong khi phải đối mặt với lãi suất thấp nhất có thể và một nền kinh tế chậm chạp, các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn thấy một nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ, các số liệu cho thấy sự phục hổi đã thúc đẩy suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể bắt đầu tăng lãi suất trong nửa đầu năm tới .

Trong khi đó, Ngân hàng Nhật Bản tiếp tục duy trì biện pháp kích thích tiền tệ của mình và sắp tới với mức độ cao nhất, trong tuần này mua nợ chính phủ Nhật Bản ngắn hạn cho lợi tức âm lần đầu tiên. Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda  trong những ngày gần đây đã giảm lo ngại về đồng Yên suy yếu làm tổn thương nền kinh tế, trong đó nhà đầu tư coi đó là một tín hiệu “bật đèn xanh” để đặt cược vào sự sụt giảm hơn nữa.

“Sự thay đổi để tạo ra lợi nhuận từ tài sản ở nước ngoài đang gia tăng”, Kazuto Doi, người đứng đầu đội quản lý đầu tư tại Nhật Bản tại Western Asset Management Co cho biết “Lợi tức trong nước quá thấp.”

Mr. Doi cho biết ông hy vọng nền kinh tế Mỹ cải thiện nhanh hơn so với nền kinh tế Nhật Bản, và ông đặt cược vào đồng USD so với đồng Yên, sau khi đã cắt giảm các lệnh đầu tư vào tháng Tám.

Đồng Yên giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm so với đồng Đô la hôm thứ Năm, ngay sau khi ông Kuroda chắc chắn với Thủ tướng Shinzo Abe rằng Ngân hàng trung ương nếu cần thiết sẽ thực hiện nới lỏng tiền tệ thêm để đạt mục tiêu lạm phát của cả nước là 2%. Đôla chạm mốc 107,20 ¥, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2008, tăng khoảng 5% kể từ tuần thứ hai của tháng Tám.

Các nhà đầu tư Nhật Bản nhận thấy cổ phiếu ở nước ngoài là một cách để kiếm lời dựa trên sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ bên ngoài nước Nhật và sự suy yếu của đồng Yên. Tháng trước, họ đã mua ròng 747 tỷ Yên (7 tỷ USD) cổ phiếu nước ngoài, nhiều nhất kể từ tháng 2 năm 2009, theo tin của Bộ Tài chính Nhật.

Các nhà đầu tư lẻ được xếp vào các quỹ “hai tầng” mà cho phép họ đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao và tài sản có lợi tức cao. Dòng vốn vào các quỹ đạt 152 tỷ Yên trong tháng Tám, mức cao nhất trong hơn một năm, theo Deutsche Asset Management (Nhật Bản) Ltd

Patrik Safvenblad, một người quản lý danh mục đầu tư tại London của quỹ đầu tư Capital Partners LLP, cho biết ông đang đánh cược với đồng Yên sẽ giảm so với đô la Úc và New Zealand có lãi suất cao hơn cũng như đồng Krone Na Uy.

“Suy nghĩ của chúng tôi là thị trường chứng khoán toàn cầu đang tăng trở lại … sẽ làm cho các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài. Nó đại loại là một sự dịch chuyển cơ cấu” ông nói. Qũy Harmonic Capital quảy lý tài sản khoảng 1,4 tỷ USD.

Eiichiro Miura, giám đốc quản lý danh mục đầu tư tại Nissay Asset Management Co. cho biết, ông tin rằng Fed đang hướng tới chính sách thắt chặt tiền tệ, và kể từ tháng 6 ông đã nâng cao lượng đầu tư của mình vào đồng USD so với đồng Yên đem về lợi nhuận 27 tỷ Yên . Ông cũng có các lệnh của cặp Peso Mexico/ Yên

Một số nhà quản lý quỹ, tuy nhiên, nói rằng, sự suy giảm hiện nay của đồng Yên gần như đã kết thúc, ít nhất là trong ngắn hạn.

Ulf Lindahl, giám đốc điều hành của AG Bisset Associates LLC, một nhà quản lý tiền tệ tại Mỹ, cho biết ông đã bán đồng Yên kể từ tháng 4 và sẽ đóng lệnh khi đồng USD đạt 107,50 ¥.

Tuy nhiên, rất nhiều nhà quản lý quỹ nói các phân tích cơ bản chỉ áp dung trong dài hạn cho Yên. Thêm vào đó, cơ cấu đầu tư bên ngoài và chính sách kích thích tiền tệ của BOJ, chỉ ra rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai sẽ  xấu đi. (Tài khoản vãng lai dịch tiếng Anh là current account. Nền thương mại xuất khẩu và nhập khẩu trừ cho nhau thành ra số dư. Số dư này là tài khoản vãng lai. ND”.

Gempaku Okuyama – quản lý trái phiếu nước ngoài tại Dai-ichi Life Insurance Co, cho biết các nền kinh tế mới nổi có các cơ hội đầu tư hấp dẫn bởi vì lãi suất của họ là tương đối cao và đồng tiền của họ có khả năng tăng so với đồng Yên.

Malaysia, ví dụ, có một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 6% mỗi năm, thặng dư tài khoản vãng lai và tiêu dùng khu vực trung lưu tăng mạnh mẽ, ông lưu ý.

Link:http://online.wsj.com/articles/japanese-investors-help-push-yen-lower-1410447126

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, USD/JPY

Tại sao mỗi Đôla trong ví của bạn trở nên có giá trị hơn

Đồng bạc xanh đã đang có đà tăng gần đây. Chỉ số US Dollar theo dõi giá trị của đồng USD so với rổ tiền tệ khác, đã tăng 7 % trong bốn tháng qua, đưa chỉ số lên mức cao nhất trong một năm. Điều đó có nghĩa là mỗi đồng đô la có thể mua một số lượng lớn các đơn vị tiền tệ nước ngoài (hay hàng hóa nước ngoài) hơn so với những gì có thể trước đó.

Và theo Ari Wald, người đứng đầu phân tích kỹ thuật tại Oppenheimer, sự phục hồi của đồng USD mới chỉ có thể bắt đầu.

Ông chỉ ra rằng vào năm 1997, chỉ số Dollar (còn được gọi là DXY) thấy sự bứt phá mạnh mẽ trên đường xu hướng của nó, và đã tăng cao hơn nhiều cho vài năm sau đó. Wald cũng nói rằng với việc chỉ số một lần nữa va chạm với một đường xu hướng sau một thời gian dài trì trệ, lịch sử có thể lặp lại.

Chỉ số Dollar tương quan 1997 và hiện tại

“Nếu bạn là một nhà đầu tư dài hạn DXY, tôi nghĩ rằng bạn nên duy trì lệnh dựa trên khẳ năng chúng ta đang ở ngưỡng như đột phá năm 1997, chúngtôi đang nhìn thấy dấu hiệu cho thấy xu hướng chính dài hạn là sự thay đổi mang tính có lợi  ” Ari Wald phát biểu. Sau 12 năm khó khăn cho chỉ số này  “chúng tôi đã thực sự đã dành rất nhiều trong vài năm qua xây dựng lập luận này, và chúng tôi đang thấy xu hướng tương tự với những gì đã xẩy ra trong những năm 1990, đó là cơ sở quan trọng cuối cùng. ”

Mức kháng cự – hỗ trợ trong ngắn hạn của chỉ số Dollar

Tuy vậy, Wald cho biết chỉ số có thể gia tăng trong ngắn hạn, ông nhấn mạnh rằng “Hiện tại chúng ta thấy giá đang ở trên đỉnh của những điểm có thể tạo ra bứt phá (breakout). Chứ chưa có sự bứt phá lúc này,  đó là một điều chúng tôi đang chờ. ”

Dựa trên góc độ phân tích cơ bản, Gina Sanchez của Chantico Global dội một gáo nước lạnh vào so sánh trên.

“Tôi nghĩ rằng, để so sánh giữa hiên tại và những năm 90, chúng ta phải có một chút thận trọng, vì đây là hai kịch bản rất khác nhau” về các trạng thái của nền kinh tế toàn cầu, bà nói.

Đối với Sanchez, việc đồng USD tăng được tập hợp nhờ vào sự yếu kém ở châu Âu và Nhật Bản, phản ánh vào đồng Euro và đồng Yên. Ngoài ra, ngân hàng trung ương Mỹ đang tìm cách thắt chặt chính sách kinh tế, trong khi các ngân hàng trung ương khác đang nới lỏng chúng. Điều đó có thể có nghĩa là một sự chênh lệch lớn hơn giữa tiền tệ Mỹ và các nước khác, làm cho nó hấp dẫn hơn để giữ đô la Mỹ.

Đưa ra những luật điểm cơ bản này, Sanchez là khá lạc quan về đồng Đô la.

“Tôi nghĩ rằng diễn biến này có thể là một xu hướng dài hơn, dựa trên phản ứng  của chính sách và hoạt động kinh tế”, bà nói.

Tin gốc: http://finance.yahoo.com/blogs/talking-numbers/why-every-dollar-in-your-wallet-just-became-more-valuable-214842293.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, EUR/USD, USD/JPY

2015 – Chiến Tranh Tiền Tệ Sẽ Trở Lại ?

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã công bố các chính sách kích thích kinh tế mới, một số nhà kinh tế đã nhấn mạnh rằng các ngân hàng trung ương khác có thể sẵn sàng chống lại bất kỳ biến động tỷ giá hối đoái nào, với diễn biến này gia tăng khả năng “chiến tranh tiền tệ.”

Tuần trước, Chủ tịch ECB Mario Draghi công bố một lời hứa để mua Chứng khoán bảo đảm bằng tài sản  (ABS) và trái phiếu có bảo đảm, điều này có nghĩa sẽ có thêm 1 nghìn tỷ euro (1.9 ngìn tỷ USD) được bơm vào nền kinh tế suy giảm của khu vực đồng Euro – theo một số nhà phân tích nhận định.

Với việc thêm khoản trong hệ thống và Draghi vẫn còn cân nhắc xem có nên khởi động một chương trình mua trái phiếu chính phủ theo mô hình của FED, đồng Euro sẽ tiếp tục mất giá so với các đồng tiền khác. Và đó là vấn đề chính mà theo các nhà kinh tế quan ngại.

“(Chúng tôi kỳ vọng) thảo luận về chiến tranh tiền tệ sẽ trở lại khi một số ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc về vấn đề ảnh hưởng đến dòng vốn và tiền tệ của họ,” Claus Vistesen, giám đốc kinh tế khu vực đồng Euro tại Pantheon Macroeconomics, cho biết trong báo cáo nghiên cứu sau cuộc họp cấp cao mới nhất của ECB.

Nhật Bản nới lỏng đồng tiền?

Những ảnh hưởng không mong muốn khi ECB tiếp tục thu mua tài sản có thể là các ngân hàng khu vực đồng Euro bắt đầu cho vay nhiều hơn tại các thị trường mới nổi (EM) để kiếm được lợi nhuận cao hơn, theo Diana Choyleva, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại Lombard Street Research.  Mức các ngân hàng ở Châu Âu (bao gồm Anh và Thụy Sĩ) cho các nước mới nổi (EM) vay, hiện đang ở gần ngưỡng cao nhất từ trước đến nay và có khả năng tăng cao hơn nữa, bà nhấn mạnh trong nghiên cứu mới phát hành vào ngày thứ Hai.

Diana Choyleva phát biểu: “Các ngân hàng châu Âu đã đẩy mạnh cho vay để phát triển châu Á, một xu hướng đang gia tăng. Điều này sẽ đẩy đồng Euro xuống,”

“Tuy nhiên, Nhật Bản cũng có khả năng tăng gấp đôi việc nới lỏng tiền tệ (nới lỏng định lượng) trong nỗ lực để đạt được mục tiêu lạm phát 2 %. Nếu cả Nhật Bản và khu vực đồng Euro đều cho nới lỏng tiền tệ, thị trường mới nổi ở châu Á sẽ bị ảnh hưởng, đồng tiền của họ sẽ tăng giá.

Chủ tịch ECB Mario Draghi

Sự tham gia của Trung Quốc?

Diana Choyleva tin rằng ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ bước vào cuộc cạnh tranh, thêm vào đó sẽ có không có cách nào để quốc gia này khởi động lại “guồng quay” của bộ máy tăng trưởng  mà không cần một đồng Nhân Dân Tệ  yếu.

Trong bài viết, bà dã nhận định  “Tiếp đến, với việc Mỹ có thể có lãi suất cao hơn, sẽ là một sự kết hợp chết người đối với khu vực đồng Euro. Cuối cùng, một chuỗi tranh giành phá giá không phải là một giải pháp cho một nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang thiếu về nhu cầu tiêu dùng” .

Tác động lên mức dự trữ  có thể là một cách mà ngân hàng trung ương của một quốc gia có thể can thiệp chống lại biến động tiền tệ cùng với việc thay đổi tỷ lệ lãi suất chuẩn và nới lỏng tiền tệ. Ngân hàng trung ương thường xuyên lặp đi lặp lại rằng tỷ giá hối đoái không phải là một mục tiêu chính sách chính và có thể được nhìn nhận một cách tích cực là một sản phẩm của việc nới lỏng tiền tệ. Đã có rất nhiền cuộc thảo luận đang diễn ra trong những năm gần đây rằng các nước đang cố phá giá đồng tiền riêng của họ để cải thiện khả năng cạnh tranh – Bộ trưởng Bộ Tài chính Guido Mantega của Brazil đã gọi vấn đề này là “chiến tranh tiền tệ” trong tháng 9 năm 2010.

Cuộc tranh luận lên đến đỉnh điểm vào đầu năm 2013 khi Cục dự trữ liên bang Mỹ, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tất cả cũng cam kết thực hiện chương trình nới lỏng tiền tệ, nhưng sau đó đã hạ nhiệt kể từ khi hai trong ba quốc gia trên hiện giờ đang tìm cách để bình thường hóa lại lãi suất.

Theo: http://www.cnbc.com/id/101983449?__source=yahoo%7cfinance%7cheadline%7cheadline%7cstory&par=yahoo&doc=101983449

 

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, EUR/USD, USD/JPY