Category Archives: GBP/USD

Các nhà đầu tư đánh giá lại về khả năng đô la Mỹ tiếp tục mạnh lên sau cú sốc ở Thụy Sĩ

Sau khi Thụy Sĩ gây sốc thị trường bằng hành động dỡ bỏ mức trần tỉ giá, các nhà đầu tư bắt đầu đặt ra câu hỏi: liệu còn có chính sách gây bất ngờ tương tự nào đang ẩn dưới đồng đô la Mỹ?

Samson Capital Advisors LLC cho rằng động thái của Thụy Sĩ, khiến đồng franc tăng 41 %  so với đồng euro trong tuần vừa qua, là “một lời nhắc nhở tốt” về nguy cơ rủi ro khi chạy theo số đông, cũng giống như trường hợp các nhà đầu cơ đặt cược vào khả năng đô la sẽ tiếp tục tăng. State Street Global Advisors Inc. đưa ra cảnh báo rằng một cú sốc từ Cục Dự trữ Liên bang, chẳng hạn như  Fed sẽ tăng lãi suất chậm hơn so với mong đợi của các nhà đầu tư, có thể khiến đồng bạc xanh đi chệch quỹ đạo sau khi đã tiến đến mức cao nhất trong một thập kỷ.

Continue reading

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Cuộc họp FOMC 8/10: Phe Bồ Câu chiếm ưu thế – Đồng Dolar giảm điểm

Theo biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 của FED được công bố hôm thứ tư, các quan chức FED đã dành nhiều sự quan tâm hơn đến vấn đề tăng trưởng suy yếu ở các quốc gia và tác động của đồng đô la Mỹ lên nền kinh tế trong nước khi sức mạnh của nó đang dần được gia tăng. Tại cuộc họp chính sách diễn ra trong 2 ngày-16 và 17 tháng 9, các quan chức  bày tỏ lo ngại: sự tăng trưởng đáng thất vọng của châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc có thể khiến xuất khẩu Mỹ sụt giảm. Trong khi đó, đồng đôla đang mạnh lên, do giá hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu giảm, có thể kéo lạm phát xuống dưới mục tiêu 2% của FED. Cũng chính vì những lo ngại này mà các nhân viên của Fed đã tiến hành cắt giảm dự báo tăng trưởng.

Sự lo lắng của các quan chức khiến Fed tiếp tục giữ lãi suất ngắn hạn ở mức gần bằng 0 ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu cải thiện.

Theo biên bản cuộc họp, “một số đại biểu bày tỏ lo ngại rằng sự sụt giảm trong tăng trưởng kinh tế và lạm phát ở khu vực sử dụng đồng euro có thể là nguyên nhân khiến đồng đô la mạnh lên hơn nữa và ảnh hưởng xấu đến các khu vực bên ngoài Hoa Kỳ”. “Một số đại biểu cũng cho biết thêm tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, Nhật Bản hay các diễn biến bất thường ở Trung Đông, Ukraine cũng có thể đem lại rủi ro tương tự.”

Những lo ngại về vấn đề tăng trưởng toàn cầu và  tác động của đồng đô la đang ngày một mạnh hơn lên nền kinh tế mở ra một bước ngoặt mới trong những tranh luận xoay quanh vấn đề khi nào Fed sẽ tăng lãi suất ngắn hạn. Các quan chức đã dành nhiều mùa hè thảo luận về thời gian và cơ chế tăng lãi suất. Nhiều quan chức kì vọng đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ rơi vào giữa năm 2015. Tình hình thị trường việc làm cải thiện khiến một số quan chức càng hi vọng Mỹ sẽ sớm tiến hành nâng lãi suất. Tuy nhiên, những lo ngại liên quan đến vấn đề tăng trưởng toàn cầu và tác động làm giảm mức lạm phát của đồng đôla khả năng sẽ khiến các quan chức phải trì hoãn việc tăng lãi suất.

Đồng euro đã giảm gần 8% so với đồng USD trong năm nay. Biến động trong tỉ giá EUR/USD xảy ra kể từ tháng Sáu. Chỉ số đô la Wall Street Journal tăng hơn 5%. Một đồng tiền mạnh mang lại rất nhiều lợi ích. Cụ thể, đi kèm với một đồng tiền mạnh thường là các dòng vốn giúp thúc đẩy đầu tư trong nước. Nó cũng giúp giảm lạm phát và loại bỏ áp lực tăng lãi suất đang đè nặng lên vai ngân hàng trung ương. Nhưng hiện tại các quan chức lại đang cố gắng để đẩy lạm phát lên vì mức lạm phát đã xuống dưới mục tiêu 2% của họ trong hơn 2 năm qua.

Các quan chức Fed đã bắt đầu bày tỏ sự quan ngại của họ về bối cảnh toàn cầu.

Theo bài phát biểu của William Dudley, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York hôm thứ ba tại Viện Bách Khoa Rensselaer,  ngoại trừ việc giá năng lượng đang ở mức thấp, “sự tăng giá của đồng đô la và sự sụt giảm triển vọng tăng trưởng của các quốc gia ” sẽ được gọi chung là “áp lực lạm phát ẩm ướt”(damp inflation pressures).  Ông Dudley cũng cho biết thêm rằng “sự tăng giá của đồng đô la có thể một phần do sự gia tăng niềm tin vào triển vọng tăng trưởng kinh tế”, đây quả là một dấu hiệu tích cực đối với nền kinh tế Mỹ.

Trong khi tranh luận về tác động của sự suy yếu kinh tế toàn cầu lên nền kinh tế Mỹ, các quan chức cũng đồng thời dành thời gian thảo luận về một số vấn đề khác nằm trong chương trình nghị sự của FED. Thời điểm và cơ chế thay đổi hướng dẫn về việc tăng lãi suất ngắn hạn là một trong số đó. Từ tháng 3, Fed đã thông báo sẽ vẫn giữ lãi suất ở mức gần bằng 0 trong một quãng thời gian “đáng kể” sau khi chương trình mua trái phiếu kết thúc. Chương trình mua trái phiếu dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 10 này làm dấy lên các tranh cãi gay gắt xoay quanh vấn đề thay đổi hướng dẫn tăng lãi suất.

“Nhiều đại biểu cho rằng FED sẽ chờ một thời gian dài rồi mới bắt đầu đẩy lãi suất lên cao hoặc sẽ tiến hành tăng lãi suất từ từ để phù hợp với tình hình kinh tế và tài chính hiện nay” .”Ngoài ra, quãng thời gian” đáng kể” mà FED đưa ra có thể bị hiểu lầm là dựa trên các cam kết chứ không phải là dựa trên các số liệu của nền kinh tế. ” Biên bản cuộc họp cũng nhấn mạnh rằng quyết định tăng lãi suất của FED trên thực tế phụ thuộc vào biểu hiện của nền kinh tế và sẽ có thêm một vài thay đổi so với trước đó.

“Hầu hết các đại biểu đều mong muốn làm rõ mức độ hướng dẫn hiện hành phụ thuộc vào các số liệu của nền kinh tế và đánh giá của Ủy ban về tiến độ thực hiện các mục tiêu về việc làm và công cuộc giữ lãi suất ở mức tối đa 2%”. ” Việc làm mọi thứ trở nên rõ ràng sẽ giúp cải thiện sự hiểu biết của công chúng về sự phản ứng của FED và cho phép Ủy ban linh hoạt hơn khi phải đối mặt với những thay đổi trong triển vọng kinh tế.”

Bảng mức độ thành viên của FED ủng hộ phe “Hawk – Diều Hâu” và “Dove – Bồ Câu”

Phe Diều hâu (Hawkish), phe Bồ câu (Dovish) là gì? Click vào đây để đọc thêm.

s copy

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Đồng USD sắp làm hỗn loạn toàn cầu

Khi tôi quan sát thấy đồng euro mất thêm 1,3% so với đồng USD vào ngày hôm nay (hiện euro ở tại mức $ 1,25, giảm từ mức 1,40 $ gần đây), tất cả đã trở nên thật rõ ràng: đôla Mỹ đang nuốt chửng các đồng tiền và các nền kinh tế khác.

Thực tế là chính sách Abenomics của Nhật đang có nguy cơ thất bại hoàn toàn. Mario Draghi bị giằng xé giữa một bên là Đức / Áo – và Pháp đột nhiên đứng vào phe này  – những người không muốn ECB mua lại một mớ giấy lộn, và bên kia là những thành viên khác chỉ có thể tồn tại trong EU bằng con đường duy nhất là để cho Draghi mua bất cứ thứ gì kể cả giấy lộn.

Nền kinh tế Nhật Bản và châu Âu đã biến thành khu ổ chuột trong một thời gian dài. Và phải mãi cho đến khi Fed bóp cò thì những quốc gia này mới bắt đầu trả giá.

Nhật Bản vẫn đang bám víu vào chính sách Abenomics, tức là tung ra một lượng tiền lớn và mở rộng tín dụng. Nhưng vấn đề ở đây  không phải là cung tiền mà là việc người dân từ chối chi tiêu. Và nếu người dân không chi tiêu, chính phủ hoặc các ngân hàng trung ương sẽ không thể nào tăng lạm phát được.

Ở châu Âu đang tồn tại những bất đồng về việc làm thế nào để thoát khỏi tình trạng hiện tại. Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh những dân tộc khác nhau, các nền văn hóa khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, và những nền kinh tế khác nhau buộc phải tồn tại trong cùng một không gian kinh tế đang co cụm lại.

Tăng trưởng ở Châu Âu đang là một điều xa vời và nền kinh tế của càng lúc càng bị thu hẹp lại. Draghi rồi người kế nhiệm ông có thể làm gì hơn? Khu vực châu Âu, và bản thân EU , đã trở thành một cái áo bó gắn với dây thòng lọng, và thòng lọng sẽ bắt đầu thắt chặt hơn khi khu vực này bước về phía trước. Brussels và Frankfurt có thể làm tất cả những gì họ muốn nhưng sự thật là họ sẽ không bao giờ có thể “vắt sữa một con dê đã chết” được.

Cổ phiếu mới nổi trượt giá thảm hại do đồng yên suy yếu.

Theo Morgan Stanley, đồng yên rớt giá xuống mức thấp trong 6 năm là nguyên nhân gây ra sự thất bại thảm hại của cổ phiếu thị trường mới nổi do các nhà đầu tư chuyển hướng tập trung vào các công ty Nhật Bản có thu nhập bằng đô la. Chỉ số MSCI Emerging Market Index giảm 7,6% trong tháng 9, mức giảm nhiều nhất kể từ tháng 5 năm 2012, dẫn đầu là hai thị trường Trung Quốc và Hồng Kông. Cũng trong giai đoạn này, chỉ số Topix Index giảm 3,8%. Đồng yên mất giá 5,1% so với USD, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008 vào tháng trước, chỉ số theo dõi tiền tệ các quốc gia phát triển giảm 3,8%. “Một phần tài sản đang trôi khỏi thị trường mới nổi vì Nhật Bản đã trở lại và sự sụt giảm của đồng yên là một chất xúc tác tích cực,” Jonathan Garner, người đứng đầu nhóm chiến lược về thị trường mới nổi Morgan Stanley, cho biết qua điện thoại vào ngày 25 tháng 9 .

Những nhà xuất khẩu của Nhật Bản đang được hưởng lợi từ sự yếu đi của đồng yên, thu nhập ở nước ngoài tăng lên khi được chuyển về nước, trong khi tài sản của quốc gia đang phải chịu nhiều áp lực do cục Dự trữ Liên bang dự định sẽ tăng lãi suất. Doanh thu của Toyota, nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường phần lớn đến từ Mỹ. Doanh thu của hãng này đã tăng 9% trong tháng trước. Theo số liệu của Bloomberg, dòng vốn chảy trong quỹ giao dịch đầu tư vào thị trường mới nổi đã giảm 82% xuống còn 977,9 triệu đôla trong tháng 9, dẫn đầu là dòng vốn chảy sang Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm 90%.

Chứng khoán Nhật Bản đã mất hơn 1000 điểm kể từ thứ sáu

Sau khi đạt mức trên 110,00, cặp USD/JPY đã có bắt đầu rơi vào xu hướng giảm một chiều, điều này có nghĩa là chứng khoán Nhật Bản đang trên bờ vực thẳm. Từ mức cao hôm thứ sáu, chỉ số Nikkei 225 đã mất trên 1000 điểm (mặc dù ông Abe hứa sẽ một lần nữa tiến hành mua cổ phiếu). Đáng chú ý nhất có lẽ là các nhà đầu tư Nhật Bản đã mua ròng 3,6 tỉ đôla cổ phiếu nước ngoài tuần trước – mức cao nhất kể từ tháng 1 năm.

Các tập đoàn ở Nhật Bản suy nghĩ lại về sự rớt giá của đồng yên

Khi đồng yên Nhật Bản bắt đầu rớt giá vào cuối năm 2012 – khoảng thời gian khả năng ông Shinzo Abe sẽ được bầu làm thủ tướng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết- các giám đốc điều hành các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản tin rằng dù có thế nào đi nữa thì giá đồng yên thấp hơn vẫn là một tín hiệu tốt. Nhưng kể từ đó, đồng yên đã bắt đầu giảm giá đều đặn, giá đôla Mỹ đã tăng từ khoảng 78 yên hai năm trước lên mức 110 yên vào đầu tuần này. Theo một cuộc khảo sát tin tức Nikkei vào thứ sáu, một số lãnh đạo cao cấp của các công ty đã suy nghĩ lại về cuộc đua xuống đáy của tỉ giá ngoại hối.

Yên giảm mạnh nhất trong 20 tháng khiến Nhật Bản khó chịu

Đồng yên giảm mạnh nhất trong 20 tháng dấy lên lo ngại việc các ngân hàng trung ương hỗ trợ một đồng tiền yếu có thể làm tổn thương người tiêu dùng và các công ty. Sự can thiệp để ngăn chặn sự sụt giảm là “hoàn toàn có thể”, theo Hirohisa Fujii, cựu bộ trưởng tài chính và thành viên của các đảng đối lập, sau khi đồng tiền giảm mạnh nhất vào tháng trước kể từ tháng 1 năm 2013 Một số công ty đang gánh chịu nhiều thiệt hại do đồng yên suy yếu, Nobuhide Minorikawa , Thứ trưởng tài chính Nhật Bản cho biết trong tuần này [..] điệp khúc bất đồng chính kiến ​​chống lại chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhật Bản [..] đang vang cao hơn bao giờ hết, trong bối cảnh giá tiêu dùng vẫn còn đình trệ và tăng trưởng tụt dốc. Đồng yên suy yếu khiến Nhật Bản dễ rơi vào suy thoái kinh tế, Kazumasa Iwata, Phó thống đốc ngân hàng trung ương cho đến năm 2008, cảnh báo vào tháng trước.

“Phá giá tiền tệ là một chính sách xấu”, ông Robert Sinche, chiến lược toàn cầu của Pierpont Securities, cho biết. [..]Thống đốc BOJ  Haruhiko Kuroda phát biểu vào tháng trước (sau khi đồng đô la tăng trên ngưỡng 109 yên) rằng ông không thấy bất kỳ vấn đề lớn nào nảy sinh trong bối cảnh tỉ giá hối đoán biến động như hiện nay.

“Đồng yên yếu khiến Nhật Bản có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế”. Tokyo có thể chọn bất cứ số liệu thống kê nào mà họ thích, nhưng rõ ràng rằng suy thoái ở Nhật Bản, cũng như EU đang thực sự diễn ra chứ không còn là một nguy cơ nữa.

Tỉ giá 110 JPY/USD đang ảnh hưởng đến người dân Nhật Bản

Sự suy yếu đồng yên đang khiến người tiêu dùng Nhật Bản e dè chi tiêu do giá cả tất cả mọi thứ hầu như đều tăng lên từ rượu vang Burgundy cho tới mì ăn liền, đe dọa kế hoạch hồi sinh nền kinh tế đất nước của Thủ tướng Shinzo Abe. Đồng tiền này suy yếu đến mức 110 JPY/USD vào ngày hôm qua, mức thấp nhất trong 6 năm, khiến hàng hóa và nguyên liệu nhập khẩu đều tăng giá. Mặc dù lạm phát là một trong những mục tiêu trong chính sách tiền tệ của Abe, đồng yên trượt giá mạnh đã phá hoại hoàn toàn quá trình thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng và khiến công chúng quay lưng với chương trình kinh tế của ông.

[..] Sự thành công của kế hoạch Abe tạo sự phục hồi kinh tế bền vững sau hai thập kỷ trì trệ phụ thuộc vào người tiêu dùng do tiêu dùng chiếm khoảng 60% GDP. Người tiêu dùng đã trở nên dè chừng hơn do thuế đánh vào doanh thu tăng và các công ty, trong đó có nhiều công ty  hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng yên, đã thất bại trong việc tăng lương đủ để theo kịp với lạm phát.

Trong tháng 8, doanh số bán hàng của các siêu thị đã giảm trong tháng thứ 5 liên tiếp, sau khi thuế tiêu thụ nhảy vọt từ 5% lên 8% trong tháng 4. Tiền lương được điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 2,6% trong tháng 8 so với một năm trước đó. Nissin Food Products, nhà phát minh ra mì ăn liền, đang định tăng giá trong tháng 1 và công ty cà phê Ueshima, nhà cung cấp lớn nhất hạt cà phê cho các nhà bán lẻ của Nhật Bản sẽ tăng giá 25% kể từ tháng 11.

[..] Abe là người phải quyết định có tăng thuế tiêu thụ của Nhật Bản lên 10% trong năm tới hay không.

Những nhà sử dụng lao động lớn nhất của Nhật Bản, bao gồm Toyota, Hitachi và Panasonic, đã được hưởng lợi từ sự trượt giá của đồng yên. Một đồng tiền yếu khiến khả năng xuất khẩu cạnh tranh hơn và làm tăng giá trị thu nhập ở nước ngoài khi được chuyển đổi thành yên. Theo số liệu từ Bộ Tài Chính, lợi nhuận trước thuế của các công ty Nhật Bản đã tăng lên mức kỷ lục 17,5 nghìn tỉ yên (tương đương 161 tỉ đôla Mỹ) trong quý kết thúc vào ngày 31 tháng 3.

Trong 5 năm trước khi Abe tung ra chính sách nới lỏng tiền tệ chưa từng có, đồng tiền Nhật Bản luôn ở mức trung bình 85,69 JPY/USD và không bao giờ vượt ngưỡng 93,03 JPY/USD, làm các nhà sản xuất luôn có ý muốn di chuyển việc sản xuất ra khỏi đất nước và thúc đẩy sự sụt giảm trong giá tiêu dùng.

Đồng yên suy giảm kể từ khi ông Abe bắt đầu ngồi vào chiếc ghế thủ tướng đã khiến nhiên liệu tăng 23% trong chỉ số Nikkei 225 Stock Average vào năm 2012, tiếp theo là tăng 57% trong năm ngoái, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1972.

Sự thất bại của ông Abe khiến chỉ số Nikkei tính đến ngày hôm qua đã giảm 1,3% trong năm nay. Fast Retailing, nhà bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và chiếm 8,9% chỉ số Nikkei, đã giảm 15% trong năm nay. Công ty Aeo, nhà bán lẻ lớn nhất của quốc gia này giảm 22%.  GDP của Nhật Bản giảm 7,1% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, mức giảm cao nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2009.

“Ảnh hưởng đến các nền kinh tế không nhất thiết phải là tất cả tích cực; đúng hơn, cũng sẽ có những tác động tiêu cực. “Kazumasa Iwata, Phó thống đốc BoJ nhiệm kì 2003-2008, cho biết.

Người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu có suy nghĩ  rằng thực phẩm nhập khẩu đang dần trở nên quá đắt đỏ. “Tôi không đi đến cửa hàng thực phẩm nhập khẩu nhiều trong thời gian gần đây,” Kazuha Hemmi, người làm việc ở chi nhánh của một công ty nước ngoài tại Tokyo nói. “Một số của hàng đã ngừng mặc cả sản phẩm.”

Chứng khoán Châu Âu giảm điểm mạnh nhất trong 16 tháng

Chỉ số BE500 Bloomberg đã có đợt giảm mạnh nhất kể từ tháng 6 năm 2013 xuống mức thấp 2 tháng do sự yếu kém của các ngân hàng Ý. Chứng khoán Anh giảm điểm (-3,6%),  thị trường cổ phiếu Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha giảm 2-3%. Áp lực bán ra chỉ nằm ở cổ phiếu do trái phiếu có sự gia tăng khiêm tốn.

Pháp là nước thứ ba chống lại kế hoạch mua ABS của ECB

Christian Noyer , đại diện của Pháp tham gia hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu đã về một phe với Đức và Áo để tiến hành phản đối chương trình mua chứng khoán bằng tài sản. Bất đồng chính kiến ​​đã khiến chủ tịch Mario Draghi phải đối mặt với một cuộc đụng độ với các nhà hoạch định chính sách từ hai nền kinh tế lớn nhất khu vực, mặc dù vì những lý do khác nhau. Trong khi Noyer không chấp thuận cách thức thu mua chứng khoán thì Thống đốc ngân hàng trung ương Áo Ewald Nowotny chia sẻ quan điểm với Chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann rằng chương trình này sẽ khiến bảng cân đối gặp nhiều rủi ro.

Draghi đã công bố chi tiết chương trình vào ngày hôm qua với cam kết mua cả trái phiếu được bảo hiểm và ABS trước khi kết thúc năm. Ông né tránh mục tiêu cuối cùng của kế hoạch này. Noyer phản đối việc thiết kế các chương trình vì nó đẩy các ngân hàng trung ương quốc gia ra rìa.

Gói nới lỏng tiền tệ của Mario Draghi: Quá ít đối với thị trường, quá nhiều đối với Đức

Chứng khoán châu Âu đã phải trải qua một trong những ngày giảm điểm mạnh nhất trong 15 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu rút lui khỏi cam kết thực hiện gói kích thích kinh tế trị giá 1 nghìn tỉ euro và thất bại trong việc làm rõ quy mô của gói nới lỏng định lượng. Thị trường chứng kiến các đợt bán tháo ra trong bối cảnh các nhà kinh tế hàng đầu của Đức và các luật gia đã phản ứng giận dữ về chương trình mua tài sản đầu tiên của ECB, lên án động thái này làm bại hoại tiền tệ, và đe dọa một cơn bão các vụ kiện dồn dập sẽ đổ bộ vào tòa án Đức. “Nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của chúng tôi từng biết đến”, ông Hans Werner Sinn, người đứng đầu Viện IFO của Đức cho biết. Thị trường chứng khoán Milan đã giảm gần 4pc.

Mario Draghi, chủ tịch của ECB, dường như không thể tìm kiếm được sự ủng hộ từ Đức hay Bộ Tài chính Đức, buộc ông phải hạ thấp gợi ý trước đó bơm 1 ngìn tỉ euro vào bảng cân đối của ECB. Khi ông phát biểu bên trong một cung điện thời kỳ phục hưng ở Naples, cảnh sát chống bạo động phải ra sức dập tắt đám đông người biểu tình trên đường phố bên ngoài với vòi rồng. Thành phố này đã trở thành một cái vạc chính trị. Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp ở Mezzogiorno, Ý vẫn đang tăng, lên mức 56pc trong quý II. Ông Draghi cho biết ECB sẽ bắt đầu mua trái phiếu được bảo hiểm và chứng khoán có tài sản đảm (ABS) ngay trong tháng này, nhưng không đưa ra con số cụ thể và lảng tránh tất cả các câu hỏi về phạm vi của gói kích thích.

“Tôi không muốn nhấn mạnh kích thước của bảng cân đối,” ông nói. Chiến lược gia về trái phiếu chính phủ Nicholas Spiro cho biết ECB đã “thụt lùi” trong cam kết trước đó và dường như đã mất đi sự tự tin trong khả năng ngăn chặn tình trạng giảm phát. “Ông Draghi đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về uy tín”, ông nói. Không chỉ Draghi mà toàn bộ lãnh đạo EU đều có vấn đề nghiêm trọng về uy tín.

Albert Edwards tỏ ra sợ hãi trước diễn biến của đồng yên

Đồng yên Nhật rơi tự do. Trung Quốc trên bờ vực khủng hoảng. Một làn sóng giảm phát lan khắp nước Mỹ và châu Âu. Các nhà đầu tư hoảng sợ. Đó là những gì Albert Edwards nhìn thấy. Các nhà phân tích tại London và nhóm của ông tại ngân hàng đầu tư Societe Generale SA đã được xếp hạng số 1 cho việc điều tra các chiến lược toàn cầu bởi Thomson Reuters Extel hàng năm kể từ năm 2007, ngay cả khi đã nhiều lần họ công bố những sự thật khó chịu mà ít ai muốn nghe. “Vai trò của tôi là đi ngược lại sự nhiệt tình quá mức trên thị trường, và chỉ nói,” Điều này là sai. Điều này sẽ là một sai lầm khủng khiếp “, ông cho biết qua điện thoại tuần trước. Mỹ hắt hơi, Nhật Bản sẽ bị cảm lạnh. Edwards cho rằng Nhật Bản luôn dẫn đầu xu hướng này.

Nhật Bản là nước đi tiên phong trong phong trào giảm phát mà bây giờ đang đe dọa phương Tây. Năm 1997, đồng yên giảm mạnh đã khơi nguồn cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á. Với việc đồng Yên giảm xuống mức thấp sáu năm 110 JPY/USD trong tuần này, tiền tệ của Nhật Bản có khả năng một lần nữa là domino đầu tiên rơi vào một chuỗi các sự kiện xấu, theo Edwards. Các thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm đã 66 tháng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính vào tháng 3 năm 2009..

“Đó quả là một quá trình hồi phục dài.”Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài một giờ, Edwards giải thích lý do tại sao các nhà đầu tư nên xem Nhật Bản như là đầu mối về những gì có thể xảy ra tiếp theo: Trung Quốc, nền kinh tế  hiện có tốc độ tăng trưởng chậm nhất qua các thời kì kể từ năm 1990. Nếu đồng yên giảm, nó sẽ kéo các đồng tiền châu Á khác đi xuống cùng với nó. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ bị buộc phải làm suy yếu đồng nhân dân tệ, bằng cách điều chỉnh phạm vi kinh doanh của mình và mở rộng cung tiền để giữ cho xuất khẩu cạnh tranh. Điều đó sẽ là một đòn giáng vào các nền kinh tế phát triển vẫn chưa phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng tài chính.

[..] Vào năm 2006, khi chỉ số S & P 500 đã tăng ngày càng cao và Chủ tịch FED Alan Greenspan đã được tiếp đón như là “Maestro”, Edwards đã gọi ông là “một tội phạm chiến tranh kinh tế.” Hai năm sau, thị trường tài chính lâm vào khủng hoảng. Ác cảm của Edwards với thị trường chứng khoán xuất phát từ việc quan sát Nhật Bản, nơi mà thị trường phải mất tới hơn hai thập kỷ để có thể đứng vững được sau khi phá sản vào năm 1989.

Kỳ vọng lạm phát ở Mỹ đã tiếp bước khu vực châu Âu và hiện đang giảm xuống thấp hơn. Cho đến gần đây, FED và ECB đã khá thành công trong việc giữ kỳ vọng lạm phát ở mức bình thường –nhưng thực ra họ không hề thành công. Các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra rằng trái ngược với hành động và sự tự tin của mình, FED và ECB đã thất bại trong việc ngăn chặn nỗi sợ hãi giảm phát của Nhật Bản một thập kỷ trước đó ở phương Tây.

Kỉ băng hà (Ice Age) có thể sẽ lại xảy ra. Đầu tiên, phương Tây sẽ trôi gần hơn đến mức giảm phát hoàn toàn như Nhật Bản một thập kỷ trước đó. Và thứ hai, thị trường tài chính sẽ điều chỉnh trong cùng một cách như ở Nhật Bản.

Nợ công đang ảnh hưởng tới hầu hết tất cả các nước. Xếp theo thứ tự bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Nhật Bản, Châu Âu, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trật tự này vẫn có thể thay đổi bởi các tình trạng bất ổn và các biến cố “thiên nga đen” khác. Cuộc biểu tình ở Hong Kong, Catalunya muốn  rời khỏi EU, quá nhiều vấn đề nảy sinh hiện nay.

Khả năng Nhật Bản sẽ đối mặt với kỉ băng hà đầu tiên trong bối cảnh nợ công của nước này đã tăng 400%. Châu Âu có nguy cơ thứ 2 vì mức nợ cao và sự chênh lệch sự giàu giàu nghèo giữa các quốc gia. Trung Quốc vẫn còn đường để thoái lui nhưng trong vài năm, quốc gia này cũng đã mắc nợ đến 25 nghìn tỷ đôla chỉ để xây dựng chung cư (khả năng giá sẽ đi xuống) và xây cầu ở những nơi mà không một ai muốn đi. Và, hàng chục quốc gia mới nổi khác đang trên bờ vực suy thoái.

Đối với Hoa Kỳ, mọi việc bây giờ có vẻ dễ dàng nhưng tương lai vẫn chưa thể nói chắc được. Kế hoạch ba mũi nhọn của Fed :

1) Dừng nới lỏng tiền tệ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới các bên vay nợ bằng Đô la Mỹ.

2) Nâng cao giá trị của đồng bạc xanh. Điều này khiến các bên vay nợ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trả nợ. Họ phải trả nhiều hơn, và khi họ không thể, tài sản sẽ bị tịch thu.

 3) Tăng lãi suất. Cú đánh cuối cùng, điều này khiến chính phủ Mỹ khó sống hơn, nhưng cũng sẽ có hàng nghìn tỷ USD chảy vào giúp họ đối phó được với mọi thứ. Tăng lãi suất chẳng khác gì tra tấn hàng triệu người dân Mỹ, lấy đi nhà, xe hơi và công việc của họ, nhưng điều này sẽ được thực hiện một cách mềm mỏng.

Link: http://www.zerohedge.com/news/2014-10-05/us-dollar-about-inflict-carnage-all-around-planet

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

Liệu Châu Âu có dẫn thế giới vào một cuộc khung hoảng tài chính tiếp theo?

Vào năm 2012, Chủ tịch ECB Mario Draghi đã kéo EU trở lại từ bờ vực sụp đổ bằng cách hứa hẹn sẽ làm “bất cứ điều gì” trong mùa hè. Khi lời hứa đó được đưa ra, lợi suất trái phiếu ở Tây Ban Nha và Italia đều giảm. Lời hứa của Draghi cũng góp phần tiếp lửa cho cổ phiếu khu vực EU, cổ phiếu thị trường Tây Ban Nha, Ý và Đức đồng loạt tăng điểm.

Điều quan trọng cần lưu ý là Draghi thực hiện điều này mà không thực sự làm bất cứ điều gì. Tất cả những gì ông  làm là đưa ra một lời cam kết. Vấn đề  duy nhất nảy sinh ở đây là trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ giảm và chứng khoán châu Âu tăng điểm mạnh, nền kinh tế EU vẫn chưa hồi phục. Tăng trưởng GDP của EU chỉ dừng ở mức khiêm tốn 0,2% vào năm 2014 bằng với quý IV năm 2013.

Có thể thấy từ biểu đồ dưới đây, giả định “phục hồi” mà Draghi hy vọng lời hứa của mình sẽ tạo ra đã không hề được hiện thực hóa.

Draghi đã cố gắng để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống bằng cách cắt giảm lãi suất xuống mức tiêu cực trong tháng 6, sau đó tung ra một chương trình mua tài sản trong tháng này nhưng có vẻ như không một chính sách nào phát huy tác dụng.

Ý rơi vào suy thoái kinh tế lần thứ ba kể từ năm 2008. Nền kinh tế Đức suy yếu trong quý hai năm 2014 và có thể sẽ tiếp tục suy thoái trước quý đầu tiên của năm 2015. Pháp công bố mức tăng trưởng bằng 0 giai đoạn sáu tháng nay.

Thị trường có vẻ như đang “gặp rắc rối.”

Tài chính châu Âu đã ra khỏi đường xu hướng hỗ trợ kể từ cuối năm 2012:

Cuộc khủng hoảng của châu Âu vẫn chưa kết thúc. Mario Draghi đã thực hiện hầu như đủ mọi biện pháp và cuối cùng vẫn thất bại trong việc tạo ra sự tăng trưởng bền vững. Bây giờ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các diễn biến tiếp theo của cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra và toàn bộ mớ hỗn độn này sẽ đồng loạt sụp đổ.

Link: http://www.zerohedge.com/news/2014-10-04/will-europe-be-lead-world-another-financial-crisis

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, EUR/USD, GBP/USD

Dollar Index có đợt tăng điểm lâu nhất trong 4 năm qua

Chỉ số Bloomberg Dollar Index tăng điểm trong tuần thứ 7, đợt tăng giá lâu nhất trong 4 năm qua, do số lượng người có việc làm ở Mỹ tăng. Điều này đã tạo ra  khoảng cách ngày càng lớn giữa Mỹ (Cục Dự trữ Liên bang đang hướng tới việc tăng lãi suất) với châu Âu và Nhật Bản (đang dự định thi hành thêm các gói kích thích).

Đồng USD tăng giá so với 16 đồng tiền chủ chốt sau khi các số liệu cho thấy các ông chủ ở Mỹ thuê thêm nhiều lao động hơn so với mức dự báo trong tháng trước và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008. Đồng euro chạm mức thấp hai năm do Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi quyết định giữ lãi suất  ở mức thấp kỷ lục. Đồng bảng Anh trượt xuống dưới  1,60 $ lần đầu tiên trong gần một năm. Đồng yên giảm tuần thứ tám liên tiếp trước khi Ngân hàng Nhật Bản tiến hành họp thảo luận về các chính sách sắp được ban hành vào ngày 7 tháng 10.

“FED thích tỷ lệ thất nghiệp ở mức như hiện nay,” Roger Bayston, phó chủ tịch và người quản lí sản phẩm thu nhập cố định của Franklin Templeton ở San Mateo, California cho biết, trong một cuộc phỏng vấn ngày hôm qua. “Do Fed đang tiến gần hơn đến việc nâng mức lãi suất so với ngân hàng Nhật Bản và ECB, đồng đô la sẽ trở nên  mạnh hơn rất nhiều so với đồng yên và đồng euro.”

Chỉ số  Bloomberg Dollar Spot tăng 1,1 % lên mức 1.078,65 trong tuần này tại New York, mức đóng cửa cao nhất  kể từ tháng 6 năm 2010. Đây là lần đầu tiên đồng đôla tăng điểm 7 tuần liên tiếp kể từ tháng 6 năm 2010.

Đồng euro giảm 1,3 % xuống còn 1,2516 EUR/USD, mức giảm nhiều nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 5 tháng 9, và chạm mức thấp hai năm 1,2501 $. Đồng yên giảm 0,4 % xuống còn 109,76 JPY/USD sau khi chạm mức 110,09 vào ngày 1 tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đồng yên tăng 0,9 % đạt mức 137,36 JPY/EUR so với euro.

 Người chiến thắng, kẻ thất bại

Đồng rúp của Nga dẫn đầu xu hướng giảm trong tuần này của 29 trong số 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,9 % , đánh dấu việc đồng tiền này đã rớt giá 18 % trong năm nay, sự sụt giảm nhiều nhất trong số các đồng tiền chủ chốt sau khi đồng peso của Argentina trượt giá 23%.  Real của Brazil giảm 1,6 % trước thềm cuộc bỏ phiếu tổng thống diễn ra vào ngày mai.

Peso của Chile và ringgit của Malaysia là các loại tiền tệ chủ chốt duy nhất tăng so với đồng đô la, cụ thể Peso tăng thêm 0,2 % và ringgit là 0,1 %.

Biến động trong đồng đô la Hồng Kông tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2012 trong bối cảnh bất ổn dân sự  đang có những diễn biến tồi tệ nhất kể từ những năm 1960. Người biểu tình ủng hộ đảng dân chủ đã xuống đường để yêu cầu có một bầu cử tự do và lãnh đạo thành phố từ chức.  Đồng tiền này đã có những biến động không đáng kể quanh mức 7,7615 so với  đôla Mỹ sau tuần chạm mức 7,77, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2012.

“Những diễn biến ấn tượng”

Đúng như dự đoán của tất cả các nhà phân tích tham gia khảo sát của Bloomberg, đồng euro giảm trong tuần này do các nhà hoạch định chính sách ECB giữ lãi suất cơ bản không đổi ở mức thấp kỷ lục.

Draghi không cung cấp chi tiết về kích thước của kế hoạch mua nợ tư nhân, trước đó ông phát biểu sẽ đưa bảng cân đối quay về mức như đầu năm 2012, dấu hiệu khoảng 1 nghìn tỉ euro  (tương đương 1,3 nghìn tỷ đôla Mỹ) có thể sẽ được dùng để mua tài sản.

“Sự biến động trong giá đồng euro khá ấn tượng”, Camilla Sutton, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Bank of Nova Scotia ở Toronto, cho biết vào ngày 30 tháng 9. “Chúng ta đang trải qua giai đoạn đồng đôla Mỹ đang mạnh lên. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc cải thiện tình hình của các đồng tiền khác.”

Đồng yên suy yếu so với  USD, nối tiếp sự suy giảm của tháng 9, tháng có mức giảm mạnh nhất trong 20 tháng. Can thiệp để ngăn chặn sự sụt giảm là “có thể xảy ra”, theo Hirohisa Fujii, cựu bộ trưởng tài chính và đồng thời cũng là thành viên của đảng đối lập cho biết. Một số công ty đang phải gánh chịu nhiều thiệt hại khi đồng yên suy yếu, Nobuhide Minorikawa, Thứ trưởng tài chính Nhật Bản phát biểu trong tuần này.

 “Suy yếu hơn nữa”

Ngân hàng Nhật Bản sẽ nhóm họp vào ngày 7 tháng 10 để thảo luận về chính sách tiền tệ, sau khi cam kết sẽ bơm từ 60 nghìn tỉ yên (tương đương 553 tỉ đôla Mỹ) đến 70 nghìn tỉ yên vào chương trình mua tài sản hàng năm.  Haruhiko Kuroda , thống đốc BOJ cho biết vào tháng trước (sau khi đồng đôla tăng lên ngưỡng 109 yên) rằng ông không thấy bất kỳ vấn đề lớn nào nảy sinh trong tình hình tỷ giá hối đoái biến động như hiện nay.

“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu đồng yên suy yếu hơn nữa,” Jennifer Vail, người đứng đầu quản lí sản phẩm có thu nhập cố định tại Ngân hàng Mỹ Wealth Management ở Minneapolis nói. “Tôi không nghĩ rằng đồng yên đang ở mức đáng báo động.” Vail đã nhìn thấy sự suy yếu đồng yên ở mức 111 JPY/USD vào cuối năm nay.

Đồng USD tiếp tục tăng hôm qua khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 5,9 %,mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2008, thấp hơn dự báo của Bloomberg rằng tỷ lệ sẽ giữ ở mức 6,1 %. Biên chế tăng 248.000 người lao động, so với dự đoán của các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg là 215.000.

Phát triển

FED đang cân nhắc thời gian cho đợt tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu hồi phục. Ngân hàng trung ương, nhóm họp vào ngày 29 tháng 10, đang trên đà kết thúc chương trình mua trái phiếu trong tháng này.

“Fed cảm thấy nước Mỹ đang phục hồi và đây chính là thời điểm để Fed cân nhắc việc thắt chặt chính sách tiền tệ”, ông Richard Schlanger, phó chủ tịch của Pioneer Investments ở Boston, người trợ giúp việc đầu tư 30 tỷ USD vào chứng khoán thu nhập cố định cho biết.

Các nhà hoạch định chính sách cũng phát biểu tại cuộc họp  vào tháng 7 rằng họ có thể tăng lãi suất sớm hơn so với dự kiến ​​nếu thị trường lao động có dấu hiệu tích cực trở lại. Các quan chức tại cuộc họp của Fed vào tháng trước dự báo mục tiêu sẽ là 1,375 % vào cuối năm 2015.

Tương lai giao dịch cho thấy 52 % khả năng vào cuối tháng 7, Fed sẽ tăng lãi suất lên mức 0,5 % hoặc cao hơn. Lãi suất mục tiêu đã được duy trì trong khoảng từ 0 đến 0,25 % từ năm 2008 nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế.

Đồng đô la tăng 4,9 % trong tháng vừa qua,trở thành  đồng tiền có biểu hiện tốt nhất trong số 10 đồng tiền của các quốc gia phát triển được theo dõi bởi chỉ số Bloomberg Correlation-Weighted. Đồng euro giảm 0,7 % trong khi đồng yên giảm 0,4 %.

Link: http://www.bloomberg.com/news/2014-10-04/dollar-rallies-longest-in-four-years-on-policy-divergence.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9: Goldman cảnh báo “Lịch sử NFP thường không như kỳ vọng trong tháng 9”

Trái với kì vọng  215.000, Goldman dự báo tăng thêm 230.000 việc làm trong các lĩnh vực phi nông nghiệp vào tháng 9 và tỉ lệ thất nghiệp giảm 1/10 xuống còn 6,0% (so với 6,1% đồng thuận). Nhìn chung, mọi người đều cho rằng dữ liệu trong tháng 9 hướng tới một báo cáo tốt, mặc dù các số liệu đều giảm nhẹ trong tuần này. Ngoài ra, sự đảo chiều của một vài yếu tố đặc biệt từ tháng 8 đã khiến bức tranh việc làm trở nên tích cực hơn. Đã từng xuất hiện xu hướng theo mùa rằng bảng lương tháng 9  không đạt được kì vọng đồng thuận.

Các dữ liệu gần đây nghiên về hướng khá tiêu cực:

Các dữ liệu gần đây nghiên về hướng khá tiêu cực ( theo bloomberg).

Theo Goldman Sachs, dự báo tăng 230.000 việc làm trong tháng (so với 215.000 dự đoán). Đó sẽ là một mức tăng đáng kể từ 142.000 của tháng tám.

Lập luận về một báo cáo tốt:

  • Các cuộc khảo sát kinh doanh đáng tin cậy. Những người có việc làm tham gia vào các cuộc điều tra doanh nghiệp của chúng tôi vào tháng 9 hầu hết kết quả khảo sát khá khả quan. So với tháng 8, con số thu thập được từ 6 trong số 12 nơi chúng tôi khảo sát đều tăng và giảm ở 6 nơi còn lại.
  • Tuyên bố thất nghiệp giảm. Quãng thời gian 4 tuần đã khiến tuyên bố thất nghiệp trung bình ban đầu giảm gần 6.000 từ con số 295.000 trong tháng 8.
  • Đình công tại các cửa hàng tạp hóa. Mặc dù không có xác nhận nào về một cuộc “đình công” thật sự từ Bộ Lao động ,  thì việc đình công tại các cửa hàng tạp hóa Martket Basket vẫn để lại nhiều hậu quả : giảm lượng cung thực phẩm và giảm số lượng việc làm trong ngành bán lẻ đồ uống trong tháng 8, điều này đã làm xu hướng 12 tháng tụt lại khoảng 21.000. Chúng tôi hy vọng tất cả các hiệu ứng này sẽ đảo ngược vào tháng 9.
  • Kết thúc biến động do đóng cửa nhà máy. Tháng trước, số lượng người làm việc lâu dài trong các ngành sản xuất đã khiến xu hướng 12 tháng giảm khoảng 10.000, do biến động điều chỉnh theo mùa kết hợp với việc đóng cửa những nhà máy tự động có quy mô nhỏ hơn bình thường trong tháng 7 đã bóp méo sự gia tăng trong tháng 8. Chúng tôi hy vọng lĩnh vực sản xuất sẽ đóng góp nhiều hơn bình thường vào tháng 9.Báo cáo của ADP phù hợp với kỳ vọng cho tháng 9 và được sử dụng rộng rãi trong việc dự đoán số lượng việc làm có trả lương đã cho thấy một sự tăng mạnh trong số lượng việc làm các ngành sản xuất.

Lập luận cho một báo cáo tăng trưởng yếu hơn:

  • Xu hướng theo lịch sử: Trong lịch sử, đã từng xuất hiện xu hướng bảng lương trong tháng 9 không đạt được kì vọng như dự đoán. 12 trên 17 năm trong quá khứ, điều này đã xảy ra. Nguyên nhân có thể là do sự khác biệt có hệ thống trong những trả lời khảo sát giữa đầu năm và cuối năm của các ngành công nghiệp và vấn đề  này đã không được thể hiện trong các phương pháp điều chỉnh theo mùa. Trong lịch sử, con số trung bình được đưa ra đã bỏ qua một lượng giảm tương đương 40.000 , trong ba năm qua, số lượng bị bỏ qua đã về mức gần bằng 0.
  • Diễn biến tồi tệ của chỉ số Labor differential. Labor differential – đo lường chênh lệch giữa tỉ lệ phần trăm những người tham gia cuộc khảo sát trả lời hiện đang có rất nhiều việc làm và tỉ lệ những người trả lời việc làm quá khó để tìm- có thể giảm 2.6pt xuống còn – 15,0 vào tháng 9.
  • Sòng bạc đóng cửa. Việc đóng cửa gần đây của ba sòng bạc lớn ở Atlantic City (hai trong số đó xảy ra trước tuần khảo sát vào tháng 9) dự kiến ​​sẽ làm giảm khoảng 5.000 việc làm.

Chúng tôi cho rằng một phiên bản dữ  liệu tích cực tương tự như dữ liệu 2 tháng trước đó hoàn toàn có khả năng xảy ra . Báo cáo tháng 9 đã thể hiện một xu hướng thay đổi mạnh mẽ theo mùa bao gồm: sự tích cực trở lại, với con số trung bình đã tăng thêm 42.000 trong 10 năm qua và 65.000 trong 3 năm qua. Kết quả là, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy con số 142.000 trong tháng trước đã tăng lên gần mức 200.000 hơn, bảo đảm rằng xu hướng tăng trưởng việc làm đã trở nên khả quan hơn.

Chúng tôi cũng cập nhật bảng lương dự báo “phân phối” cho tháng 9. Các mô hình dự báo trung bình cao hơn mức đồng thuận một ít vào khoảng 225.000 (so với khoảng 240.000 trong tháng 8). Chiều rộng của sự phân bố mở rộng từ tháng 8, rất có thể là mô hình chú trọng vào xu hướng biến động chậm chạp gần đây không khớp với các mô hình lấy trọng tâm là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy trong tháng 9. Dự báo hoàn toàn dựa trên mô hình không thể nắm bắt được toàn bộ quá trình  con số bắt đầu tăng trở lại sau khi các cuộc đình công tại các cửa hàng tạp hóa chấm dứt.

Về tỷ lệ thất nghiệp , chúng tôi dự kiến con số ​​sẽ giảm 1/10 xuống còn 6,0% trên cơ sở đã làm tròn (so với 6,1%  đồng thuận). Chúng tôi cũng nhìn thấy nguy cơ cao tỷ lệ thất nghiệp sẽ không đổi, đứng trên góc độ quan sát điểm khởi đầu 6,1% của tháng 8 (6,1497%  đã làm tròn). Theo kết quả khảo sát hộ gia đình, có sự tăng nhẹ trong số lượng việc làm vào tháng 7,8 và khả năng con số này sẽ tăng mạnh trong tháng 9.

Về thu nhập trung bình hàng giờ, chúng tôi mong đợi một xu hướng tăng 0,2%, đáp ứng được đồng thuận. Điều này sẽ thúc đẩy tỷ lệ tăng nhẹ so với cùng kì, khả năng lên được mức 2,2%.

Link: http://www.zerohedge.com/news/2014-10-02/payrolls-preview-goldman-warns-seasonal-tendency-disappoint-consensus

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

Đồng USD tăng do củng cố khả năng cục dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất

Đồng USD tăng ngày thứ 6 liên tiếp sau khi một báo cáo cho thấy kinh tế đã tăng trưởng nhanh hơn so với ước tính trước đó, củng cố khả năng cục dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất.
• Tỉ giá đồng Yên so với USD giảm xuống gần mức thấp nhất trong 6 năm, do dự đoán chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành các cải cách để có thể dùng 1,2 nghìn tỉ USD quỹ hưu trí quốc gia mua các tài sản ở nước ngoài.
• Euro giảm xuống mức thấp trong 22 tháng, rúp của Nga rớt giá.
• Lợi tức trái phiếu tăng lên, đánh bóng sự hấp dẫn của các tài sản bằng đồng USD.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot, theo dõi đồng bạc xanh so với 10 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,4% lên mức 1.067,29 lúc 5 giờ chiều theo giờ New York, mức đóng cửa cao nhất trong 4 năm qua. Nó đã tăng 6 tuần liên tiếp, giai đoạn tăng lâu nhất kể từ tháng 11 năm 2012. Cụ thể, chỉ số này đã tăng 3,7 % trong tháng 9 và 6,4 % trong quý này.
Tiền tệ của Nhật Bản mất giá 0,5 % xuống còn 109,29 JPY/USD sau khi chạm mức 109,46 vào ngày 19 tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đồng đô la tăng 0,5 % lên mức 1,2684 USD/EUR và đạt 1,2677, mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2012. Đồng yên hầu như giao dịch cố định ở mức 138,63 JPY/EUR.
Đôla Mỹ
Theo số liệu do Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai tại Washinton cung cấp, các quỹ đầu cơ và nhà đầu cơ lớn suy đoán giá USD sẽ tiếp tục tăng trong tương lai đã tăng đặt cược vào đồng đô la so với 8 đồng tiền chủ chốt khác, cụ thể số hợp đồng đã tăng từ 185.458 trong tuần trước lên 238.056, mức cao nhất trong 8 tháng.
Giá tiền tệ trên thị trường mới nổi giảm. Đồng peso của Mexico mất 0,5 % và forint của Hungary giảm 0,7 %.
Đồng bạc xanh tăng trong bối cảnh có thông tin Bill Gross rời khỏi Công ty Quản lý đầu tư Thái Bình Dương. Trái phiếu loại 10 năm tăng 5 điểm cơ bản, tương đương 0,05 %, lên mức 2,55%.  Theo Janus, Gross, 70 tuổi, người đồng sáng lập Pimco vào năm 1971, sẽ tham gia vào Capital Group Inc.
Đồng rúp, Yên
Đồng rúp suy yếu đến mức kỷ lục so với USD khi các công tố viên Nga đã đệ đơn kiện để lấy lại quyền sở hữu nhà nước đối với OAO Bashneft, nhà sản xuất dầu đang được điều hành bởi AFK Sistema do Vladimir Evtushenkov đứng đầu. Chủ sở hữu của Sistema đã bị quản thúc tại gia hồi tuần trước về tội rửa tiền. Đồng tiền này giảm so với tất cả 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,8 % xuống còn 39,1920 RUB/USD.
Đồng yên đã giảm 4,8 % so với USD trong tháng 9, mức thấp kỉ lục kể từ tháng 1 năm 2013.
Đồng tiền của Nhật Bản giảm sau khi Yasuhisa Shiozaki, Bộ trưởng Bộ Y tế, cơ quan chịu trách nhiệm giám sát Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ, cho biết tại một cuộc họp báo ở Tokyo rằng Bộ không có ý định trì hoãn việc cải cách luật pháp để cải thiện việc quản trị quỹ.

Đầu tư mạo hiểm hơn
Pháp luật là một phần trong chương trình cải cách của chính phủ đối với quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, trong đó bao gồm một sự xem xét phân bổ tài sản bằng cách mua các khoản đầu tư rủi ro cao hơn, bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu nước ngoài. “Điều này chắc chắn sẽ tác động tới giá đồng Yên”, Simon Derrick, giám đốc chiến lược tiền tệ tại Bank of New York Mellon Corp ở London cho biết.
Ngân hàng Nhật Bản đã cam kết duy trì gói kích thích kinh tế chưa từng có để thúc đẩy tăng trưởng.Cụ thể, trong vòng 1 năm, ngân hàng này đã bỏ ra 60 nghìn tỉ Yên (tương đương 553 tỉ đôla Mỹ) đến 70 nghìn tỉ Yên nhằm mục đích nâng tỉ lệ lạm phát lạm phát lên mức 2% một năm.

Kinh tế Hoa Kỳ
Theo số liệu do Bộ Thương mại cung cấp ngày hôm qua, GDP của Mỹ tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm là 4,6 % trong quý II, tốc độ tăng nhanh nhất kể từ ba tháng cuối năm 2011, tăng so với ước tính trước đó là 4,2 %.
Đồng đô la tăng 3,9 % trong tháng qua so với 9 đồng tiền của các quốc gia phát triển còn lại được theo dõi bởi Bloomberg Correlation-Weighted Indexes và hiện đang có biểu hiện tốt nhất. Euro giảm 0.3 %, và Yên giảm 1,6 %.
FED đang cân nhắc khi nào nên tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2006 sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản và khu vực sử dụng đồng euro dùng các gói kích thích tiền tệ để thúc đẩy tốc độ sụt giảm của nền kinh tế.
“Các xu hướng tăng mạnh mẽ của đô la đang trên đà tiếp diễn”, Kazuo Shirai, một thương nhân tại Union Bank NA ở Los Angeles cho biết. “Fed đang chuẩn bị kết thúc nới lỏng tiền tệ trong tháng 10 và có khả năng tăng lãi suất vào giữa năm tới theo kế hoạch, trong khi đó tình hình ở các quốc gia khác vẫn chưa có thêm cải thiện gì đáng kể,” Shirai nói, đề cập đến chương trình ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ hay còn được gọi là nới lỏng định lượng.

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY, Vàng

Đôla Mỹ tăng lên mức cao trong 4 năm, đồng Yên tăng

Đồng USD tăng lên mức cao trong bốn năm sau khi Goldman Sachs Group Inc, Morgan Stanley và Bank of America dự báo khả năng đôla vẫn sẽ tăng hơn nữa trong bối cảnh FED sẽ thực hiện nâng lãi suất trước các cơ quan đồng cấp khác.

  • Đồng Yên tăng giá so với 31 đồng tiền chủ chốt sau khi Bộ trưởng Y tế của Nhật Bản đưa ra tín hiệu sẽ không có sự vội vàng nào trong việc cải cách công quỹ lương hưu, nhằm tập trung đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản ở nước ngoài.
  • Tỉ giá của đồng bạc xanh so với Euro đạt cao nhất kể từ tháng 11 năm 2012 trước thông tin các số liệu được công bố ngày mai sẽ cho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng.
  • Đồng đôla New Zealand giảm xuống mức thấp trong một năm sau khi ngân hàng trung ương đưa ra tín hiệu sẽ thực hiện những biện pháp can thiệp cần thiết.

“ Phân kỳ ngân hàng trung ương có lẽ là một trong những yếu tố chính hỗ trợ cho sự phục hồi của đồng đô la “, Lennon Sweeting, đại lí môi giới và dịch vụ thanh toán USForex Inc có trụ sở đặt tại San Francisco, cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại. “Phân kỳ sẽ trở nên  lớn hơn khi một bên là châu Âu cố gắng để có một lập trường hài hòa hơn và thực hiện các chính sách kích thích kinh tế và bên kia kinh tế Mỹ đang tăng trưởng theo chiều hướng đi lên.”

Chỉ số Bloomberg Dollar Spot , theo dõi đồng tiền Mỹ so với 10 đồng tiền chủ chốt, tăng 0,3 % lên mức 1.062,60 lúc 2:48 chiều theo giờ New York, đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 6 năm 2010. Đồng tiền này đã tăng 5,9 % kể từ ngày 30 tháng 6.

Đồng Yên tăng 0.3 % lên mức 108,69 JPY/USD sau khi để mất 0,3 % trước đó và chạm ngưỡng 109,37. Vào ngày 19 tháng 9, đồng tiền của Nhật Bản đã ở mức 109,46, mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2008. Đôla Mỹ tăng 0.3 % lên mức  1,2748 USD/GBP và cuối cùng đã đạt 1,2697, mức cao nhất kể từ ngày 16 tháng 11 năm 2012. Euro giảm 0,6 % xuống còn 138,57 Yên.

 Biến động gia tăng

Chỉ số về giá cả tiền tệ-thị trường biến động tăng lên trong ngày thứ tư, đây là sự tăng lên kéo dài nhất kể từ tháng 7. Chỉ số biến động toàn cầu FX của JPMorgan Chase & Co đã tăng lên mức 7,70 %. Mức trung bình trong năm nay là 6,89 %.

Chỉ số hàng hóa  Bloomberg của 22 loại nguyên liệu thô giảm 0,4%, xuống gần mức thấp nhất kể từ năm 2009. Vàng chạm mức 1.207,04 một ounce, mức thấp nhất kể từ tháng 1 sau khi giá đồng đôla tăng đã khiến các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào đôla. Chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 1,4%.

Nhật Bản đang tiến hành cải cách Quỹ đầu tư hưu trí của Chính phủ (GPIF), quỹ hưu trí lớn nhất thế giới, nhằm làm cho quỹ này tăng tính cạnh tranh hơn. GPIF đã đầu tư khoảng 55 % của 126,6 nghìn tỉ Yên (tương đương 1,2 nghìn tỷ USD) vào trái phiếu Nhật Bản kể từ tháng 3. Thủ tướng Shinzo Abe đã tìm cách đẩy lợi nhuận lên cao hơn bằng cách dùng quỹ này mua các tài sản có độ rủi ro cao. Theo  Mark McCormick, một chiến lược gia về ngoại hối Credit Agricole SA , New York: “Đây rõ ràng là một sự phát triển tích cực đối với đồng Yên.”

Trong khi đó, Real của Brazil giảm 1,7 % xuống còn 2,4254 BRL/USD sau khi các cuộc thăm dò gần đây về cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 5 tháng 10 cho thấy đa số đang dành sự ủng hộ cho Tổng thống Dilma Rousseff.

Đôla New Zealand là đồng tiền giảm nhiều nhất trong số 31 đồng tiền chủ chốt, giảm 1,9 % xuống còn 79,22 cent Mỹ. Đồng tiền này đã từng chạm mức 79,13 cent, mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 9 năm 2013.

Đôla New Zealand

Kiwi, đồng tiền được đặt tên theo hình ảnh của con chim đang bay trên đồng xu 1 đôla New Zealand, đã giảm 4,8% trong 3 tháng qua, và trở thành đồng tiền có hiệu suất tồi tệ nhất trong rổ 10 đồng tiền phát triển quốc gia theo dõi bởi chỉ số Bloomberg Correlation -Weighted. Thống đốc ngân hàng dự trữ New Zealand đã gọi đây là cấp độ “phi lí”, và điều này là một trong những tiêu chí để ngân hàng trung ương tiến hành các biện pháp can thiệp.

Tỉ giá Sterling so với USD giảm sau khi Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cho biết khả năng tăng lãi suất đã trở nên “cân bằng hơn.” Phát biểu tại một cuộc họp của các chuyên gia tính toán ở Newport, xứ Wales, Carney chỉ ra rằng thời gian của đợt tăng lãi suất đầu tiên sẽ phụ thuộc vào các số liệu và BOE sẽ không tiến hành bất cứ biện pháp can thiệp nào trước đó. Tuy nhiên, theo Jane Foley, một nhà chiến lược tiền tệ tại Rabobank International ở London  thì: “Carney chắc chắn sẽ chuẩn bị nền tảng cho đợt tăng lãi suất đầu tiên.”

Đồng bảng Anh giao dịch ở mức 1,6311 GBP/USD, giảm 0,2 %, sau khi đã giảm 0,4 % trước đó.

Nhu cầu đối với đôla tăng

Đồng USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt sau khi Goldman Sachs và Bank of American nhấn mạnh đã xuất hiện sự phân kỳ trong chính sách tiền tệ giữa Mỹ và châu Âu. Theo Morgan Stanley, những dữ liệu kinh tế tích cực và kỳ vọng tăng lợi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ cũng là nguyên nhân góp phần vào hiện tượng tăng giá này.

“Nhu cầu đối với đồng USD đang gia tăng”, Richard Cochinos, chiến lược gia G10 của Citigroup tại New York cho biết. “Trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về vấn đề tăng trưởng toàn cầu, Mỹ lại đang tiếp tục thể hiện những dấu hiệu của sự ổn định.”

Dự báo báo cáo của chính phủ vào ngày mai sẽ cho thấy GDP của Mỹ tăng trưởng 4,6 % trong quý II, cao hơn ước tính trước đó được đưa ra vào ngày 28 tháng 8 là 4,2%.

Theo dữ liệu của Bloomberg , 74% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản vào tháng 9 năm 2015.

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, và Draghi cho biết các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng tiếp tục sử dụng các công cụ khác nếu cần thiết.

Link: http://www.bloomberg.com/news/2014-09-24/euro-trades-near-14-month-low-before-draghi-speaks-aussie-drops.html

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Đồng USD có thể sẽ tiếp tục tăng dài hạn

  • Giá đồng đô la Mỹ đã bắt đầu tăng cao hơn kể từ tháng 7.
  •  Các phân tích kĩ thuật thể hiện khả năng cao giá sẽ tăng trong dài hạn.

Chỉ số USD là cơ sở cho nhiều dự báo về sự tăng giảm trong giá của đồng đô la Mỹ. Thực chất, chỉ số này đo sự biến động của đồng đôla so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ chính, mỗi đồng tiền trong rổ tiền tệ này kết hợp với USD thành một cặp. Đồng euro chiếm hơn một nửa trọng lượng của rổ.

Một biểu đồ dài hạn cho thấy sự hội tụ của những đường kháng cự tại khu vực 84,75 (xem biểu đồ 1). Sau khi tăng từ khoảng 80,00 (làm tròn số), trong vòng chưa đầy ba tháng, chỉ số USD đã dừng lại ngay dưới mức trần trong tháng này. Và cuối cùng, vào thứ tư, chỉ số này đã có một cú bứt phá, giao dịch trên 85,00 lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Biểu đồ 1

Xu hướng tiền tệ có khuynh hướng tồn tại trong một thời gian dài và thường được tính bằng năm. Rõ ràng, có thể thấy từ biểu đồ, trong vòng 2 năm qua, đồng đô la không biến động theo một xu hướng chính nào. Thậm chí ngay cả khi thị trường lên và xuống theo chu kỳ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vẫn không có xu hướng chính nào nổi lên. Tuy nhiên, vẫn có thể dễ dàng nhận ra cũng có những xu hướng kéo dài trong khoảng một thập kỷ.

Chỉ số USD đã rơi vào vùng quá mua (overbought), có nghĩa là nó đã tăng quá nhanh và ít khả năng sẽ duy trì tốc độ hiện tại. Điều này không có nghĩa sẽ xuất hiện biến động quay đầu lại ngay nhưng khả năng những người mua đôla gặp rủi ro có thể sẽ tăng lên.

Cho dù trong ngắn hạn xuất hiện hiện tượng pullback kĩ thuật hoặc hiện tượng tạm ngừng hay cả 2 hiện tượng này đều không xuất hiện, chúng ta vẫn có thể dự đoán được hoàn toàn có khả năng chỉ số USD sẽ tăng lên dựa trên những hình mẫu kĩ thuật của nó.

Có thể thấy từ biểu đồ euro (Biểu đồ 2), sự trượt dốc của CurrencyShares Euro Trust (mã chứng khoán: FXE) trong nhiều tháng nay là rất rõ ràng khi chỉ được hỗ trợ ở mức thấp chủ yếu trong khu vực 119$ (ETF được giao dịch ở  mức 126 $ vào thứ tư).

Biểu đồ 2

Xu hướng giảm trong dài hạn của đồng đô la Canada và  đô la Úc  được thể hiện rất rõ ràng. Sự giảm giá của đồng bảng Anh một phần là do cuộc bỏ phiếu quyết định sự độc lập của Scotland trong tuần trước, nhưng biểu đồ dài hạn lại cho thấy một sự thất bại tại điểm breakout kể từ tháng 8. Đây chính là mốc đánh dấu sự giảm giá của đồng bảng Anh và sự tăng giá của đôla Mỹ.

Đồng yên Nhật Bản, chiếm dưới  14% trọng lượng chỉ số USD. Kể từ khi chạm đỉnh vào năm 2011, niềm tin vào đồng Yên bắt đầu giảm hơn 30% và đồng Yên chính thức trở thành đồng tiền yếu nhất trong rổ các đồng tiền chính.

Các đồng tiền khác cũng không ở trong tình trạng khả quan hơn. Đơn cử như đồng Real của Brazil đã liên tục giảm trong nhiều tháng gần đây. Đồng peso Mexico ít biến động và ở mức tốt nhất trong hai năm qua. Rupee của Ấn Độ cũng đã có chiều hướng ổn định sau khi giảm từ mức đỉnh năm 2011.

Link: http://online.barrons.com/news/articles/SB52784017629588234037504580174130072418738?mod=BOL_hp_popview

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, USD/JPY

Bạn nên biết: Tại sao đồng đô la Mỹ đang hướng đến mức cao hơn

Bà  Janet Yellen chủ tịch Fed, phát biểu rằng FED có thể tăng lãi suất ngắn hạn sáu tháng sau khi kết thúc nới lỏng định lượng (QE ) sớm hơn trong năm nay, đã là một yếu tố bất ngờ. Nếu Fed thực sự làm như vậy, và với tốc độ “Tapering – Cục Dự trữ Liên bang sẽ giảm dần số lượng tài sản mua vào mỗi tháng nếu điều kiện kinh tế như lạm phát và thất nghiệp, là thuận lợi , nói cách khác là tiến tới dừng QE- ND)  hiện tại , điều này có thể có nghĩa việc tăng lãi suất có thể  bắt đầu vào mùa xuân năm 2015, sớm hơn so với  các dự báo trước đó.

Quan điểm cho rằng lãi suất có thể tăng hơi sớm hơn dự kiến ​​cũng được củng cố thêm bởi dự báo kinh tế lạc quan từ các thành viên Fed.

Trong khi đường đi của giá trong tương lai vẫn còn phụ thuộc vào các dữ liệu kình tế, và nó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng liệu thị trường có đang phản ánh chính xác với nhận định của Fed hay không, khả năng mức giá cao hơn có ba ý nghĩa đối với các nhà đầu tư:

Đồng USD mạnh: Tỷ giá đồng USD Tăng – đặc biệt là tại thời điển này khi Nhật Bản tiếp tục tích cực nới lỏng chính sách tiền tệ và Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể cũng phải nới lỏng chính sách này để giảm bớt được áp lực giảm phát dai dẳng -> Đồng đô la mạnh hơn.

Chỉ số đồng dollar Mỹ đang tăng cao

Nhiều biến động trong ngắn hạn cho trái phiếu. Trái phiếu kho bạc thời gian ngắn và trung hạn – trong ba đến bảy năm – là nhạy cảm nhất với việc tăng lãi suất sớm. Như vậy, nhà đầu tư có thể thấy rằng sẽ có biến động lớn trong những tháng tới.

Đường cong lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đăng tăng

Thị trường thời điểm hiện tại:  Như bạn có thể thấy trong biểu đồ trên, đường cong lãi suất giữa 3 năm và 7 năm  cho nhìn thấy một vết lồi nhẹ so với phần còn lại của kỳ hạn. Như một vấn đề của thực tế, lãi suất trái phiếu chính phủ trung hạn đã tăng trong vòng ba tháng qua trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc với kỳ hạn dài hơn đang giảm nhẹ. Xu hướng này phản ánh tính nhạy cảm của trái phiếu kho bạc ngắn hạn và trung hạn với việc tăng lãi suất sớm. Vì vậy, chúng có lãi suất cao hơn bình thường.

Khả năng áp lực mới với Vàng. Giá Vàng phần lớn trong năm 2014 tăng sau sự sụt giảm bất ngờ năm 2013. Tuy nhiên, với diễn biến mà đồng USD  đang mạnh hơn và thực sự là vậy, lạm phát được điều chỉnh, lãi suất tăng cao, Vàng có thể chịu áp lực mới, một xu hướng đã rõ ràng từ tuần trước khi các kim loại quý đã giảm mạnh sau khi đạt mức cao nhất của sáu tháng.

Sức ép lên giá Vàng

Biểu đồ cho thấy Vàng (GLD) (IAU) đã bị áp lực bán kể từ tháng Ba năm nay. Tại Mỹ, theo số liệu vĩ mô tiếp tục được cải thiện, lạm phát cũng sẽ từ từ diễn biến theo hướng tăng. Để kiềm chế lạm phát, FED có thể tăng lãi suất. Động thái này sẽ làm cho đồng USD tăng lên.

Giá Vàng giảm liên quan đến một đồng đô la mạnh hơn. Thêm vào đó, Vàng và trái phiếu kho bạc (TLT) thường tăng khi cổ phiếu giảm (thị trường chứng khoán (IVV) (SPY) đã tiếp tục tăng từ tháng 3), vì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những nơi trú ẩn an toàn. Với việc đồng USD tăng mạnh và thị trường chứng khoán tăng, xu hướng giảm này có thể tiếp tục cho Vàng.

Link: http://marketrealist.com/2014/09/must-know-dollar-heading-higher/

Leave a comment

Filed under #Tổng hợp, AUD/USD, EUR/USD, GBP/USD, Vàng